Q.4 - Chương 201: Cuộc cạnh tranh khó đoán lòng người

13.3K 191 44
                                    

Ngày hôm sau, bầu trời Cape Town đã tươi sáng trở lại. Từ bờ biển nhìn ra xa, mặt trời mới lên như một thỏi vàng nóng bỏng tay, dần dần lộ rõ vẻ đẹp rực rỡ của mình, trả lại cho mặt biển dáng vẻ vốn có của nó, tựa như một viên ngọc xanh thẳm được khảm giữa đất trời. Cơn bão gió cuồng phong hôm qua không để lại một chút dấu vết nào. Những cành cây đã từng bị gió mưa càn quét, rụng tan tác dưới đất cũng đã được nhân viên vệ sinh thu dọn sạch sẽ hết.

Mười giờ sáng, buổi gọi thầu mỏ kim cương chính thức bắt đầu. Tố Diệp cũng tham gia với tư cách là trợ lý của Niên Bách Ngạn như Bella. Diện tích hội trường cũng không lớn lắm, chỉ là một hội trường nhỏ đủ chỗ ngồi cho khoảng năm mươi người. Kiến trúc cũng không được xa hoa như những trung tâm hội nghị hay được dùng để tổ chức các buổi gọi thầu trong nước. Ở đây rất giản dị, không được trang hoàng quá khoa trương, nhưng cách bố trí lại khá độc đáo.

Vì hội trường sử dụng phong cách Hà Lan nên tổng thể đều lấy màu trắng làm chủ. Đèn treo trần nhà là một màu duy nhất, giá để nến bằng thủy tinh long lanh, thảm trải sàn màu trắng và tất cả khăn trải bàn đều bằng lụa trắng. Hội trường lấy hoa bách hợp trắng và hoa hồng trắng điểm xuyết bốn góc, đến cả đĩa ăn buffet cũng sử dụng men sứ trắng.

Phía tổ chức buổi gọi thầu lần này cũng hao tổn khá nhiều tâm huyết. Chuyện đấu thầu mỏ kim cương này trước giờ không rêu rao quá nhiều với bên ngoài. Cánh nhà báo có hỏi dò họ cũng chỉ trả lời mập mờ, thế nên khi tổ chức hoạt động cũng không tiện gióng trống khua chiêng. Nhưng mặt khác, những người tham gia lại đều là những nhân vật tiếng tăm, những thương nhân và đại gia có máu mặt trong giới thương nhân, khung cảnh cũng không được quá tầm thường. Chính vì vậy, hình thức tự tổ chức này coi như cũng đã đặc sắc và tốn tâm huyết rồi.

Nghe nói, suốt quá trình sẽ không ngừng được cung cấp ẩm thức của Mỹ được làm bởi toàn các đầu bếp đẳng cấp khắp thế giới. Nhà tổ chức còn đặc biệt mời tới đầu bếp Trung Quốc, đại diện cho ẩm thực châu Á, đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ đại diện cho ẩm thực Hồi giáo, đầu bếp Pháp đại diện cho ẩm thực châu Âu, cùng rất nhiều các đầu bếp nổi tiếng khác, để phục vụ cho các vị khách quý ngày hôm nay những món ăn ngon nhất của quê hương mình. Rượu vang được phục vụ trong buổi gọi thầu lần lượt là rượu vang bản địa và rượu được vận chuyển từ Pháp tới bằng đường hàng không, icewine* thì được lựa chọn từ khu vực Canada và Đức để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của mọi người.

*Icewine (vang đá): Rượu vang này rất ngon, ngọt lịm, uống một lần nhớ mãi. Người Đức gọi loại rượu này là “Eiswein”, người Anh gọi là “Ice Wine”, người Pháp gọi “Vin de glace”. Đây là một loại rượu khá hiếm và đặc biệt. Theo tương truyền, vào năm 1794, có một chủ vườn nho (vineyard) ở Đức vì bận công chuyện phải đi xa, đã không sắp xếp được việc hái nho đúng lúc như thông lệ hàng năm. Khi ông trở về thì nho đã chín mùi và thời tiết lạnh của mùa đông đã làm nho đông đặc lại. Nhưng có lẽ vì “tiếc của”, ông vẫn quyết định hái những trái nho đã đông đặc và ép lấy nước nho làm rượu. Kết quả, ông đã vô tình sản xuất được một loại rượu đặc biệt mà người ta lúc đó gọi là “rượu mùa đông” (winter wine). Loại “rượu mùa đông” này là một “bí mật” của nước Đức mãi cho tới khoảng thế kỷ 18 thế giới mới biết đến, từ các nhà sản xuất rượu ở vùng Rheingau (Đức). Khoảng năm 1962 thì “rượu tuyết” đã sản xuất thành sản phẩm thương mại phổ biến ở Châu Âu. Và bắt đầu từ đó những tên như Eiswein, Ice wine, Vin de glace… trở thành quen thuộc trong giới sành rượu.

Hào Môn Kinh Mộng - Tố Niên Bất Tương Trì [Ân Tầm]Where stories live. Discover now