152. BẢO TÀNG

3.6K 179 53
                                    

Edited by Bà Còm in Wattpad

Khấu Lẫm đang đắm chìm trong thế giới của mình, chợt nghe giọng nói nghiêm trọng của Sở Dao: "Phu quân, bức họa Núi Sông Vạn Dặm này hình như là đồ dỏm."

"Cái gì?" Khấu Lẫm chống mép giường ngồi dậy, "Giả?"

Sở Dao nhíu mày, đầu ngón tay lướt qua cuộn tranh, không thế nào xác định: "Nhưng bức họa này trông còn có vẻ giống bút tích thực hơn so với bức họa dỏm thiếp mô phỏng lúc trước . . ."

Bức họa Núi Sông Vạn Dặm là tác phẩm của thời đại Tống Huy Tông, được vẽ bởi vị họa sư thiên tài từ Hàn lâm họa viện. Khi tác phẩm mới vừa ra đời vẫn chưa được đánh giá quá cao, chỉ được thu vào quốc khố. Thời kỳ Đường Tống là hai triều có nền văn hóa rất cường thịnh, văn hào họa kiệt ùn ùn không dứt, mà vị họa sư kia tuy có tài nhưng lại không hề nổi danh, phụng Thánh lệnh của Huy Tông vẽ bức họa này mà cũng không lưu lại ký danh của mình trên cuộn họa.

Nguyên nhân chân chính khiến bức họa trở thành quốc bảo truyền lại đời sau là nhờ công lao của Thái Tổ khai quốc của Đại Lương. Sau khi đánh tan quân Thát Đát thống nhất non sông, Thái Tổ luận công ban thưởng, những người huynh đệ theo ngài đánh thiên hạ đều được phong vương bái tướng, tỷ dụ như Định Quốc Công Tống gia, Trấn Quốc Công Phó gia, và Trịnh Quốc Công Thôi gia. Nhưng trong số đó có một người không muốn vào triều.

Người này là một cự phú tên Thẩm Phương, từng dùng tài lực giúp đỡ Thái Tổ giành lại giang sơn, công không thể thiếu. Thái Tổ luôn muốn ban tước vị cho ông ta nhưng đều bị cự tuyệt, Thẩm Phương chỉ biểu đạt ý nguyện muốn vào bảo khố của tiền triều để chọn chút bảo vật đem về. Thái Tổ không có lý do không đáp ứng, Thẩm Phương là người yêu thích hội họa, ở trong quốc khố chọn tới chọn lui, cuối cùng cầm về bức họa Núi Sông Vạn Dặm, từ đó mới khiến bức họa nhìn thấy ánh mặt trời.

Đây cũng là lần đầu tiên bức họa lưu lạc dân gian, bức họa giả lúc trước Sở Dao mô phỏng vẫn luôn được cho rằng là tác phẩm nhái của vị Thẩm Phương nhà giàu số một khai quốc công thần này.

Nhưng chỉ sau mười năm thì Thẩm Phương bị liên lụy vào án mưu phản, bị Thái Tổ xét nhà tru tộc. Bức họa Núi Sông Vạn Dặm lại biến thành chứng cứ phạm tội hùng hồn nhất cho ý đồ mưu phản của ông ta -- -- [Không muốn làm thần tử mà chỉ muốn Non Sông Vạn Dặm của trẫm?]

Có câu này của Thái Tổ mà bức họa Núi Sông Vạn Dặm trở thành sở hữu độc quyền của Đế vương, biểu tượng cho Hoàng quyền.

Bảy mươi năm trước Bắc Nguyên đánh vào kinh thành, Hoàng đế Bắc Nguyên còn cố ý phái một đội binh đặc biệt chuyên đoạt bức họa này, một đường hộ tống tới Bắc địa.

Trong suốt bảy mươi năm, bức họa Núi Sông Vạn Dặm trở thành bảo bối do Hoàng thất Bắc Nguyên cất giữ. Mãi đến lần này vì ký kết hòa ước với Đại Lương nên Bắc Nguyên mới trả bức họa này về.

"Bức họa này không giống như được làm cho cũ đi, coi bộ thật sự xuất hiện từ thời tiền triều Huy Tông. Hoạ sĩ vẽ rất tinh vi, tài nghệ tuyệt diệu." Bất luận Sở Dao xem xét thế nào đều cảm thấy đây mới chính là bút tích thực, "Tuy nhiên, nếu so với dồ dỏm thiếp đang mô phỏng, có một điểm khác nhau."

[Edit - Hoàn] BÍ ẨN ĐÔI LONG PHƯỢNGWhere stories live. Discover now