Chương 42*. Chốn tạm dừng chân

330 58 3
                                    

Hai thầy trò đánh thức Diêm Thanh rồi mới ra khỏi đống phế tích. Bốn người vừa ló mặt ra ngoài đã bị người dân vây chật cứng.

Để kiểm tra độ thật giả của gốc song sinh, có người đã thử đổ rượu vào lọ máu của mình. Kết quả là người này lập tức đổ rầm xuống đất, mùi rượu bốc lên nồng nặc khắp người.

Bằng chứng sống trước mắt, lại thêm nhân chứng là chị Miên và Dẫn Đăng, Thời Kính Chi phải khuyên nhủ tận tình cả đêm thì mới khiến người dân an tâm được.

Khi ồn ào lắng lại cũng là lúc ánh sáng mặt trời rải xuống.

Chỉ mong được chuồn sớm nên Thời hồ ly đã ném ngay củ khoai nóng đến chỗ Diêm Thanh. Sau một hồi tích cực tâng bốc, hắn đã khiến người dân đồng loạt chú ý đến sự kiện "Diêm Thanh cứu lọ máu của dân làng". Diêm Thanh tội nghiệp quen sống rụt rè, làm sao có kinh nghiệm đối phó với kiểu chiến trận này, thế là cậu ta bị những lời cảm ơn rối rít của người dân hun cho mặt mày đỏ lựng, sắp trùng màu với mặt trời ban sớm.

Vừa chưa từng nghe tiếng xấu của Diêm Bất Độ vừa bị Thời Kính Chi xoay mòng mòng, người dân thôn Nguyên Tiên tấn công Diêm Thanh tới tấp. Không đỡ được, Diêm Thanh đành phải kéo Tô Tứ ra làm lá chắn. Tô Tứ lại là tên lõi đời vật lộn lâu năm giữa giang hồ nên cũng nhập vai nhanh như cắt, bắt đầu khoác lác lừa phỉnh người dân.

Thời Kính Chi lập tức thừa cơ kéo đồ đệ chạy biến.

Hai người chạy thẳng đến chỗ cây yêu bên cấm địa.

Họ không tìm thấy tin tức về Diêm Bất Độ trong phòng ngủ của thần nữ. Căn cứ vào sổ ghi chép, Diêm Bất Độ bị người dân căm ghét vì phá hoại cây yêu. Mà cây yêu vẫn còn ở đây, vậy thì nó cũng chính là đầu mối duy nhất.

Không có người lạ, Thời Kính Chi rũ bỏ lớp vỏ bọc tiên. Hắn xắn tay áo và bò loạn trên cây. Doãn Từ cũng phải mất mặt thay hắn, y khẽ nhón mũi chân, ôm sư phụ nhà mình lên những cành cao nhất.

Thời Kính Chi không buồn che giấu lòng hâm mộ trong ánh mắt: "Khinh công của A Từ tốt quá, dạy ta."

Doãn Từ không muốn hắn chết nên cũng ôm lòng dạy bảo một phen. Nhưng hai người còn vướng cái danh thầy trò, Thời Kính Chi có bằng lòng học không thì chưa biết được. Ai ngờ y còn chưa mở miệng mà Thời Kính Chi đã chủ động bày tỏ rồi.

Doãn Từ hỏi vẻ buồn cười: "Sư tôn, có phải người mới nên gọi ta là sư tôn không?"

Thời Kính Chi nhướng mày, hùng hồn nói: "Người ta nói thầy là người truyền đạo, dạy dỗ và làm sáng tỏ mối nghi hoặc cho trò. Dù không thể dạy dỗ thì vi sư vẫn có thể truyền đạo và giải mối nghi hoặc cơ mà. Chưa kể người ta còn có câu 'chẳng ngại học kẻ dưới'..."

Doãn Từ muốn đạp hồ ly xuống đất nhưng may mà kiềm chế được.

"Truyền đạo, làm sáng tỏ nghi ngờ?" Y trêu chọc.

Thời Kính Chi nhìn y, thái độ nhởn nhơ dần biến mất: "Phải, truyền đạo và làm sáng tỏ nghi ngờ."

Doãn Từ cũng không cười nữa.

[2][Đam] Tiễn ThầnOn viuen les histories. Descobreix ara