Chương 50: Không tên

844 75 4
                                    

Chương 49
Editor Lannienoir

"Chiếc nhẫn ngọc ban chỉ* này ông kiếm được ở đâu?" Đàm Trình từng thấy trên ngón tay Túc Cảnh Mặc có một chiếc nhẫn ngọc như này, Túc Cảnh Mặc có vẻ do quanh năm cưỡi ngựa bắn tên, cho nên chiếc nhẫn trên ngón tay bị mòn, thế nhưng cái trên tay người bán hàng này ngọc trơn nhẵn không có vết xước.....

*Chi ban: Dụng cụ ngày xưa để bọc ngón tay bên phải khi bắn tên. 

(Chỉ ban -Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.

(Chỉ ban -Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Thời cổ đại, nhẫn ban chỉ còn được gọi là nhiếp ngọc, đây là một loại công cụ đặc biệt dùng để lúc kéo dây cung tên thì đeo trên ngón tay cái trên bàn tay phải, nó sẽ bảo vệ ngón tay cái của cung thủ khỏi bị tổn thương bởi dây cung. Triều đại nhà Thương nhẫn ngọc cũng có chức năng kéo cung và bảo vệ ngón tay , không chỉ dài hơn so với sau này, mà còn có rãnh; Vào thời Chiến Quốc, nó bắt đầu trở nên ngắn hơn, đến thời nhà Hán hình dáng ban chỉ có 3 mảnh ngọc, tương tự như ngọc bội, có móc nhỏ để kéo dây, nhưng vào thời điểm này, chỉ ban không thể chịu được sức kéo dây cung lớn như vậy, chỉ ban thời nhà Tống có chút giống với triều Hán nhưng có kiểu dáng đa dạng hơn, có dạng hình miếng, cũng có dạng ống ngắn; cho đến thời nhà Thanh, chỉ ban có dạng ống tròn, với một cạnh lõm vào trong và cạnh còn lại lồi về phía trước, do chất liệu của nó cho nên càng mượt và trơn nhẵn hơn, vì vậy khó sử dụng hơn khi bắn cung, và trở thành một trang sức thể hiện thân phận, và xu hướng thời trang.


Thời kì Thanh triều Càn long, vua Càn long rất yêu thích nhẫn ngọc, những ai hay xem TV đều biết, mà thời hiện đại ngày nay nhẫn chỉ ban mà mọi người quen biết đại đa số là của thời đó kỳ đó.

Đàm Trình nhớ cách đây không lâu một hộp bảy chiếc nhẫn ngọc của vua Càn long  đeo có giá khoảng hơn 40 triệu đô la Hồng Kông, có thể thấy được giá trị to lớn của nhẫn chỉ ban.

Chiếc nhẫn trên tay Túc Cảnh Mặc không giống với kiểu sau thời kì nhà Thanh là tượng trưng cho quyền quý, ngoại trừ hoa văn, không phải kiểu tròn trịa mà vua Càn Long yêu thích, mà là kiểu ông ngắn toàn thể hơi dầy và ở giữa có rãnh lõm vào, thiết kế này sẽ dễ dàng kéo cung hơn. Chiếc nhẫn trên tay người này giống với chiếc trên tay Túc Cảnh Mặc như đúc, chỉ là không có vết trầy xước lớn, xem ra chủ nhân của nhẫn ngọc này là người không hay cưỡi ngựa kéo cung...

Có điều chiếc nhẫn có cùng kiểu dáng với Túc Cảnh Mặc, vậy địa vị cũng phải tương đương với Túc Cảnh Mặc, Đàm Trình suy đoán, ít nhất chủ nhân của nhẫn ngọc cũng là người hoàng tộc Đại Tự.

[ĐM -EDIT] Đào một hoàng đế về làm vợWhere stories live. Discover now