16/4/2019

19 5 3
                                    

Mình có thói quen lẩn tránh cảm xúc của bản thân.

Khi buồn hoặc khi mọi thứ không như ý, mình sẽ ngừng bộc lộc cảm xúc thật. Điều này không biến mình thành một kẻ nói dối, mình chỉ không nói, chứ không hề dựng chuyện.

Con đường mà mình lựa chọn cần thời gian, và dù mình ý thức được điều đấy, nhưng vẫn vô thức chờ đợi một thông báo, một cơ hội để cứu mình thoát khỏi sự chờ đợi ấy. Và sự giằng co tâm lý khiến mình không phút nào được nghỉ ngơi cả. 

Mệt lòng là thế, cơ chế vận hành của não mình lại còn là tuyệt đối không cho mọi người thấy sự mệt mỏi của mình. Nên thành ra mệt gấp đôi.

Và có những người bạn phát ngôn ra những câu khiến mình buồn. Đan hỏi publicly trên Instagram rằng có 2 sự lựa chọn và mọi người chọn cái nào: 1, là ứng xử khéo léo, nói những gì mọi người muốn nghe, không làm ai khó chịu và không có bạn bè thực sự; 2, là nghĩ gì nói đấy, rủi ro làm mất lòng mọi người nhưng lại có những người bạn chí cốt sẵn sàng ở bên trong hoạn nạn. Thật lòng mà nói mình thấy cả 2 sự lựa chọn đều không ổn, và ngay từ cách diễn đạt (nguyên văn) đã cho thấy rõ thái độ của nó rồi. 

Nó cho rằng nó thà nói những câu thật lòng, nói những gì nó nghĩ, có "chính kiến" và có những người bạn thân thiết thật sự, và dù cố diễn đạt để tránh sự thiếu khách quan thì mình vẫn thấy phảng phất sự mỉa mai của nó đối với cụm từ "ứng xử khéo léo". Nó muốn mọi người cùng bàn luận khi đã có fixed mindset và sẽ không thay đổi quan điểm, đây là mầm mống của rắc rối.

Mình chưa bao giờ là người chỉ nghĩ gì là nói đấy, vì mình có suy nghĩ, có tư duy và làm chủ được hành động, lời nói của bản thân mình. Và nếu cuộc sống mà Đan đang thấy chỉ có 2 sự lựa chọn như vậy, thì cuộc sống ấy quá buồn và tiêu cực rồi. Cái nhìn về 2 sự lựa chọn đã đủ để  cho thấy sự phiến diện và cực đoan trong lối suy nghĩ, chưa nói đến việc nó lựa chọn cách sống nào.

Và nếu để xếp bản thân vào 1 trong 2 sự lựa chọn mà nó đưa ra thì mình đành phải đưa ra khẳng định là mình không thể. Bởi vì mình không phải cả 2, và mình tin rằng chẳng mấy ai hoàn toàn sống theo 1 trong 2 cách sống mà nó nhìn nhận cả, từ trẻ con đến người lớn. 

Thế nhưng, trong khoảng thời gian làm bạn với Đan, mình cũng rút ra được những tổng kết về tính cách của Đan :  cá tính mạnh, cái tôi rất cao, và cũng bảo thủ. Đan chê My bảo thủ, nhưng mình thấy Đan cũng bảo thủ không kém, nét bảo thủ ấy đều xuất phát từ lòng tự trọng. Sự khác nhau giữa 2 người nằm ở chỗ: My cứng nhắc trong những quy tắc với chính bản thân mình, còn Đan cứng nhắc trong mối quan hệ với những người xung quanh. 

Và thẳng thắn mà nói, nếu mình trả lời story ấy của Đan, chắc chắn sẽ cãi nhau. Tất nhiên là mình sẽ không để cuộc cãi vã bùng nổ, vì mình là mình, và mình có cách của mình, đồng thời mình cũng không hứng thú gì với việc giằng co tranh giành đúng sai như trẻ con cả, khi biết rõ quan điểm mỗi người là riêng biệt và cần được tôn trọng. Nhưng nếu mình nói cho Đan biết suy nghĩ của mình, thì chắc chắn cái tôi của nó sẽ chịu đả kích. 

Hẳn sẽ có người thắc mắc vì sao mình không cùng trò chuyện và tìm cách thuyết phục Đan. Vì sao chứ? Khi mình đã chắc rằng sẽ không thay đổi được quan điểm của nó, mình không có khả năng ấy và cũng không có nhu cầu ấy. Gánh thêm một mớ rắc rối bòng bong chả giúp được gì cho mình cả, hơn nữa mình cũng không muốn phá vỡ hòa khí một cách vô ích. Mình đủ mệt rồi, và mình không cần thêm chút rắc rối nào để cuộc sống thêm đặc sắc cả.

Cái chính là, sự trẻ con của Đan làm mình cảm thấy nản hơn trong mối quan hệ bạn bè, và cũng cho mình thấy rằng tình bạn này chắc cũng chẳng đi xa hơn được. Vậy thôi, mình có những giới hạn và tiêu chuẩn bạn bè của riêng mình và chúng giúp mình chọn lọc bạn bè một cách kĩ càng triệt để. Nhiều khi cũng thấy hơi buồn khi bạn thân hẳn không đông lắm, nhưng cũng thấy may mắn vì có những người để mình thật lòng nói ra tâm sự của bản thân, và đó là những người hiểu chuyện, tôn trọng, và chia sẻ.

Mình những ngày ấyWhere stories live. Discover now