Phúc Lợi & Lời Kết

14.2K 509 158
                                    

Đầu tiên, đối với tui thì CLTT là một tác phẩm mà độ đồ sộ ở mức tạm được so với dòng tiểu thuyết cung đình hầu tước, mức khá so với mặt bằng chung BHTT, và ở mức xuất sắc so với dòng NP văn. Đồ sộ ở đây tính trên độ dài, văn phong, cốt truyện, tuyến nhân vật, bối cảnh, sức truyền tải chi tiết, vân vân mây mây thứ khác nữa.

Dù là giá không lịch sử, thể loại thường kèm theo xuyên không, nghĩa là xuyên tới một triều đại không có thực trong lịch sử, nhưng từ tổng thể tới chi tiết vẫn nhận thấy được bóng dáng của một triều đại nào đó.

Triều đại trong truyện là Chu triều, đương nhiên không phải Chu triều tồn tại hơn 800 năm lịch sử, sau nhà Thương và trước nhà Tần, mà là Chu Hướng. Có hai thứ thường được lồng ghép miêu tả xuyên suốt trong truyện, ấy là trang phục và kiến trúc. Trang phục thì không có chi nhiều, được đặc tả nhiều nhất là mãng bào ngọc quan (na ná trong Thiên Thịnh trường ca), hoặc combo trường sam áo bào (na ná trong Lệ Cơ truyện).

Về kiến trúc thì có vài thứ để nói. Với tư cách là một fangirl của phim/truyện/sử Thanh triều thì tui dám chắc CLTT mang âm hưởng Thanh triều khá rõ nét, nói dễ hiểu thì là lấy cảm hứng từ triều Thanh (cho ai đó giờ không quan tâm lắm thì Thanh triều chính là Hoàn Châu cách cách, Chân Hoàn truyện, Như Ý truyện, Diên Hy công lược nha).

Nào, ai có hứng thú nghe tui xàm quần về truyện lẫn lịch sử ba xu thì mời đọc tiếp :v

Bối cảnh nội cung – tiền triều trong truyện có vài nét quen thuộc mà trong quá trình edit tui lập tức ngộ ra. Trong suốt 173 chương có đề cập tới: Càn Đức cung, Phượng Tê cung, Mộc Hà cung, Trường Trữ cung, Khôn Ninh cung, Dưỡng Tâm điện, Thừa Đức cung, Kim Loan điện, Linh Tuyền cung, Ngọc Lung cung, Thừa Hoằng cung và Thừa Đức cung.

Nhìn chung, hoàng cung Chu triều được dựa trên Tử Cấm thành của Thanh triều. Sau đây là một vài fact khá hay ho dựa trên tra cứu và kiến thức đu bám cung đấu Thanh triều của bản thân tui, mong là có thể giúp quý zị có cái nhìn tổng quát hơn, và hiểu thêm rằng tác giả đại nhân đã dụng tâm xây dựng, đặc tả bối cảnh cho truyện thế nào.

- Kim Loan điện – Nơi Hoàng đế lâm triều, (ba đời Chu triều Hoàng đế Cảnh Lịch, Cảnh Đồng, Cảnh Hoằng được đề cập tới đều thiết triều ở đây), và Kim Loan điện thì tui khá chắc là được xây dựng trên hình tượng Võ Anh điện trong Tử Cấm Thành.

Kim Loan điện trong vũ trụ CLTT có thật, nó chính là tên gọi khác của Thái Hòa điện (thí thủ nào xem cung đấu Thanh triều chắc sẽ lập tức hình dung ra). Thái Hòa điện/Kim Loan điện trong sử là nơi hoàng tộc tổ chức 3 dịp lễ lớn hằng năm - Vạn thọ, Nguyên đán, Đông chí cùng các nghi thức và lễ tế quan trọng khác. Có điều trong truyện Kim Loan điện lại là nơi để thiết triều, không phải nơi tổ chức lễ nghi.

- Càn Đức cung trong vũ trụ CLTT chính là bản sao của Càn Thanh cung, một trong Hậu tam cung (ba cung lớn nhất) của Tử Cấm Thành. Cả Càn Đức cung dựa trên Càn Thanh cung, là tẩm cung của Hoàng đế. Trong truyện, Nam Quận vương Chu Nguyên Kỳ làm phản, cũng đặc biệt cho vây Càn Đức cung, cũng vì đây là nơi hoang sang chết dí ở trỏng đó :v

Còn trong sử, thông tin bonus thì từ thời Ung Chính đế, vua đã chuyển đến sống tại Dưỡng Tâm điện để tỏ lòng kính trọng với Khang Hi đế rồi, từ đây thì Càn Thanh cung lại trở thành nơi thiết triều, đón sứ giả, mở tiệc của vua.

[BH] [EDIT HOÀN] CUNG LOẠN THANH TI - TRƯƠNG HIỂU THẦNWo Geschichten leben. Entdecke jetzt