[Dã Sử Việt] Nào Hay Xuân Mên...

By doanh2305

61.8K 4K 767

Nào Hay Xuân Mênh Mông, nguyên gốc Hán Việt là Bất Tri Xuân Dĩ Quy, là một câu trong bài Xuân Hiểu của Trần N... More

Chương 1: Đầu Tiên Là Một Đóa Hoa Si
Chương 2: Thứ Hai Là Thiền Sư Đạt Đạo
Chương 3: Có Một Tên Phóng Túng, Nhưng Cũng Có Kẻ Mặt Lạnh Như Tiền
Chương 4: Tiếp Theo Là Cái Đồ Miệng Quạ
Chương 5: Có Kẻ Bị Giáo Đâm Đùi
Chương 6: Lại Có Người Tương Tư Thành Bệnh
Chương 7: Còn Thêm Một Tên Gian Phu Kỳ Quặc
Chương 8: Có Cành Hồng Hạnh Kịp Quay Đầu
Chương 9: Lúc Nào Cũng Có Thể Gặp Được Một Cuộc Tình Tay Ba
Chương 10: Đêm Hoa Đăng Bất Ổn
Chương 11: Đàn Ông Đẹp Trai Chưa Chắc Là Đàn Ông Tốt
Chương 12: Dưới Bóng Cây Bạch Trà
Chương 13: Bứt đi thì dạ không đành
Chương 14: Cách xa nhân ngãi như chỉ mành thắt gan
Chương 15: Cơ Duyên Từ Cái Nghiên Mực
Chương 16: Sen Trong Giếng Ngọc
Chương 17: Ông Hoàng Năm Và Ông Hoàng Sáu
Chương 18: Nguyệt Vô Sự Chiếu Nhân Vô Sự
Chương 19: Đêm Giao Thừa
Chương 20: Nào Hay Xuân Mênh Mông
Chương 21: Hoạn Nạn Mới Thấy Chân Tình
Chương 22: Quan Gia Là Kẻ Lừa Gạt
Chương 23: Cuộc Hội Ngộ Của Hai Tên Trộm
Chương 24: Linh Lan
Chương 25: Rắc Rối Bắt Nguồn Từ Con Cá Chép
Chương 26: Thì Ra Là Khởi Binh Vấn Tội
Chương 27: Đạo Vợ Chồng
Chương 28: Vở Kịch Diễn Hai Lần
Chương 29: Dẫn Lửa Thiêu Mình
Chương 30: Thà Rằng Ăn Nửa Quả Hồng
Chương 31: "Anh Chàng Này Thật Thú Vị"
Chương 32: Việc Nước Trước, Việc Nhà Sau
Chương 33: Ở Trên Cành Là Lá
Chương 34: Nước Non Một Gánh Chung Tình
Chương 35: Cô Thương Nhớ Ai Ngơ Ngẩn Đầu Cầu
Chương 36: Thanh Phúc
Chương 37: Quan Gia Lại Là Kẻ Trộm
Chương 38: Khai Quốc Có Vật Báu
Chương 39: Dâm Đàm Có Hỗn Loạn
—Chương 40: Chàng Trai Năm Ấy
Chương 41: Tin Tưởng Và Thành Thật
Chương 42: Dù Gió Ào Ạt, Dù Mưa Mịt Mù
Chương 43: Bắt Gian Trên Hồ Thuỷ Tinh
Chương 44: Người Đứng Dưới Tây Hiên
Chương 45: Ngoảnh Đầu Lại Đã Chẳng Thấy Bóng Người
Chương 46: Thiên Hạ Tam Kỳ Tuyệt
Chương 47: Giặc Tới Nhà Thì Đánh, Nước Lên Thì Đắp Đê
Chương 48: Sài Thung
Chương 49: Thứ Trong Cung Diệu Hoa
Chương 50: Chỉ Đâu Mà Buộc Ngang Trời
Chương 51: Chuyện Gì Cũng Phải Có Thứ Tự
Chương 52: Tuyết Rơi Ở Đại Đô
Chương 53: Một Người Đem Gạo, Một Người Thổi Cơm
Chương 54: Nguồn Ánh Sáng Duy Nhất
Chương 55: Trát Lạt
Chương 56: Chân Tướng
Chương 57: Đoàn Tụ
Chương 58: Là Người Quen!
Chương 59: Oan Gia Thường Hay Ngõ Hẹp
Chương 60: Trẻ Nhỏ Không Dạy Sẽ Hư
Chương 61: Cung Quan Triều Giấu Rồng Giấu Hổ
Chương 62: Hoài Văn Quân
Chương 63: Trống Trận Vang, Tập Hợp
Chương 64: Tại Núi Phả Lại
Chương 65: Trong Làn Nước Lạnh
Chương 66: Lịch Trình Di Chuyển Phức Tạp
Chương 67: Trâu Buộc Ghét Trâu Ăn
Chương 68: Kẻ Ác Cáo Trạng Trước
Chương 69: Gióng Trống Khua Chiêng Làm Bậy
Chương 70: Gióng Trống Khua Chiêng Cướp Vợ
Chương 71: Trong Thành Bố Vệ
Chương 72: Hai Đầu Chiến Tuyến
Chương 73: Tình Chị Em Cây Khế
Chương 74: Chiến Thắng Từ Cơn Đau Bụng
Chương 75: Vỡ Chậu Tan Gương
Chương 76: Trời Xanh Mới Biết Tấm Lòng Son
Chương 77: Mưa Rơi Tháng Tư
Chương 78: Mai Phục
Chương 79: Tập Kích
Chương 80: Lại Lâm Vào Hiểm Cảnh
Chương 81: Khởi Giá Hồi Kinh
Chương 82: Về Vấn Đề Con Trẻ
Chương 83: Bàn Về Câu Chuyện Nhan Hồi Ăn Vụng Cơm
Chương 84: Kể Cả Đi Ăn Cưới Cũng Có Thể Gặp Được Sơn Tặc
Chương 85: Cô Gái Này Là Ai?
Chương 86: Câu Chuyện Chó Ngáp Phải Ruồi Của Thì Kiến
Chương 87: Cô Gái Nhà Ai Đi Lấy Chồng
Chương 88: Trận Mã Cầu
Chương 89: Nỗi Khổ Tâm Của Chị Trinh
Chương 90: Xe Đến Chân Núi Ắt Có Đường
Chương 91: Khổng Dung Nhường Lê
Chương 92: Quả Báo Đến Sớm
Chương 93: Thả Tương Nhất Tiếu Duyệt Phùng Niên
Chương 94: Có Người Đi Cũng Có Người Đến
Chương 95: Con Gái Mới Tốt
Chương 96: Trận Chiến Bên Ngoài Và Trận Chiến Trong Nhà
Chương 97: Có Nội Gián?
Chương 98: Em Vẫn Không Tin Tôi
Chương 99: Rút Khỏi Thành
Chương 100: Cuộc Đuổi Bắt Trên Biển
Chương 101: Không Sợ Kẻ Địch Mạnh Như Hổ
Chương 102: Sống Cùng Sống, Chết Cùng Chết
Chương 103: Đêm Nằm Gốc Thị Mơ Màng
Chương 104: Xẻ Gỗ Đóng Cọc
Chương 105: Trận Phục Kích Trong Đêm
Chương 106: Đại Thắng Sông Bạch Đằng
Chương 107: Nỗi Canh Cánh Của Quốc Hiện
Chương 108: Niềm Trăn Trở Của Đĩnh Chi
Chương 109: Chuyện Lông Gà Vỏ Tỏi Trong Phủ Văn
Chương 110: Những Việc Cần Làm
Chương 111: Mỗi Câu Chuyện Đều Có Kết Cục
Chương 112: Nhưng Có Quá Quan Trọng Không? (Hết)
Bạch Đằng Giang Phú
Ngoại Truyện 2: Là Ai Trồng Cây, Là Ai Chăm Bẵm (2)
Ngoại Truyện 3: Là Ai Trồng Cây, Là Ai Chăm Bẵm (3)
Ngoại Truyện 4: Công Chúa Hòa Thân (1)
Ngoại Truyện 5: Công Chúa Hòa Thân (2)
Ngoại Truyện 6: Công Chúa Hòa Thân (3)
Ngoại Truyện 7: Công Chúa Hòa Thân (4)
Ngoại Truyện 8: Nguyên Đào (1)
Ngoại Truyện 9: Nguyên Đào (2)
Ngoại Truyện 10: Nguyên Đào (3)
Lời kết

Ngoại Truyện 1: Là Ai Trồng Cây, Là Ai Chăm Bẵm (1)

546 21 2
By doanh2305

Cuộc đời của ta xứng với một câu "tuổi trẻ hoang đường".

Năm đó ta chín tuổi, nàng vừa sinh ra đời.

Lúc ta mười sáu tuổi, nàng bảy tuổi, phụ hoàng lập ta làm trữ, lập nàng làm Trần phi.

Vì thế nên ta vẫn luôn cứ nghĩ nàng sinh ra là để dành cho ta, định mệnh của hai chúng ta là một, bởi vì ta và nàng cùng cả ngày sinh tháng đẻ không phải sao?

Nhưng nuối tiếc của ta nằm ở chỗ tuy ta là người gieo xuống một mầm cây, nhưng rốt cuộc ta lại không phải người ngày đêm vun xới chăm bẵm. Cho đến khi đơm hoa kết trái ta mới bàng hoàng nhận ra hình như cái cây đó không còn là của mình nữa rồi.

Bác Tảng của ta, cũng là cha nàng, ông ấy là một người rất nghiêm khắc.

Dạo đó phụ hoàng phong nàng làm Trần phi, suýt chút nữa là bác Tảng cưỡi ngựa xông vào tận cung Quan Triều. Hôm ấy ta ngồi bên án thư học phụ hoàng xem tấu thì nghe nhốn nháo ầm ĩ bên ngoài, hóa ra là bác Tảng đã bị đám lính canh giữ lại.

Ta cảm thấy ngày thường tuy bác Tảng có hơi ít nói nhưng chung quy vẫn là kiểu người điềm đạm có lễ, thậm chí đôi khi phụ hoàng đối với ta còn có mặt trái giận dữ chứ bác Tảng thì ta chưa từng thấy người nổi giận bao giờ. Có chăng chỉ là châm chọc buông mấy câu không hề nể mặt người khác.

Về việc này có nhiều lần ta được chứng kiến trên điện Thiên An, bác Tảng và Hành Khiển Khắc Chung chẳng biết vì lý do gì vẫn luôn có hiềm khích. Rốt cuộc mỗi khi thấy Hành khiển thì bác Tảng luôn liếc mắt phun ra một câu:

"Thằng này là điềm chẳng lành đối với nhà nước. Họ tên nó là Trần Khắc Chung thì nhà Trần rồi mất về nó chăng?"

(Chú thích: Khắc có nhiều nghĩa, nhưng một trong các nghĩa là "tất", "phải". Tương tự vậy, một trong các nghĩa của Chung là "kết thúc", "hết". Nên dịch nguyên tên có thể là "họ Trần phải kết thúc". )

Hành khiển hít sâu một hơi, tức giận nói:

"Anh mắng tôi thì mắng, cớ gì lại mắng cha mẹ tôi?"

"Hừ, không hề!"

Ơ quả thật trong câu không hề có lời nào là mắng cha mẹ anh cả, nhưng cái tên là do cha mẹ đặt cơ mà?

Ta lại cảm thấy về vấn đề này không thể trách riêng cha mẹ của Hành khiển, cả phụ hoàng mình cũng có một phần lỗi trong đó vì chính phụ hoàng mới là kẻ ban cho người ta họ Trần.

Trong lòng ta muốn cười nhưng vì nghĩ mình là một vị vua đứng đắn, trước tị hiềm của quần thần vốn không nên tỏ ý bênh vực ai. Cố nhịn đến khi hết chầu thì đem về kể với Thái hậu ai ngờ người lại còn cười dữ hơn ta, rốt cuộc hai mẹ con ôm bụng cười ngặt nghẽo đến khi bị phụ hoàng mắng mới chịu dừng.

Ta cảm thấy có lẽ thời điểm đó phụ hoàng đang tu thiền nên người mới có thể bình tâm như thế.

Có điều sau đấy Hành khiển đối với hành vi mắng thẳng mặt của bác Tảng có hơi sợ hãi, vẫn thường né tránh. Bác Tảng ấy mà, dù tính tình ngày thường điềm tĩnh là vậy nhưng động chuyện thì khảng khái nào biết sợ ai.

Thế nên vào cái hôm Duyệt được phong làm Trần phi, bác Tảng đứng trước cung Quan Triều nghiến răng nói với phụ hoàng ta rằng:

"Một vở kịch mà Quan gia lại diễn đến hai lần không thấy nhàm chán hay sao? Ngài không chán chứ tôi thì chán ngấy rồi! Phận tôi làm thần không thể cãi lệnh vua, chứ cãi được thì tôi cũng cãi!"

Ta đồ rằng bởi vì người thương cái Duyệt đến mức mất trí nên mới tỏ ra nóng giận như vậy, chứ bình thường lẽ nào người minh mẫn như ngài lại không biết bất kính với vua là mang tội gì hay sao?

Ta không biết vở kịch diễn hai lần mà ngài nói là có ý gì, nhưng dạo đó phụ hoàng lại bình tĩnh một cách kỳ lạ. Phụ hoàng chỉ bảo nội nhân nói với bác Tảng hãy trở về đi, ý chỉ đã ban xuống, lẽ nào anh lại muốn quên đi ước định của hai nhà? Nhưng phụ hoàng tuyệt nhiên không nhắc nửa lời tới việc trị tội.

Có lẽ giữa người lớn đã xảy ra những chuyện gì đó mà ta không biết, và đương nhiên ta cũng không cần phải biết.

Nhưng phận làm con và sắp sửa làm chồng ta cảm thấy mình nên có trách nhiệm với nàng, thế nên ngay hôm đó ta lấy hết can đảm lén trốn phụ hoàng đến thái ấp của bác Tảng.

Cái mà ta sợ không phải là trốn đi không được, ta đã quá chai mặt với đám lính canh cổng thành, còn về phía phụ hoàng thì lại càng khỏi phải nói. Thậm chí Thái hậu từng đặt cho ta cái tên vua lì đòn.

Cái mà ta sợ lại là vẻ mặt dọa người của cha vợ tương lai.

Ta còn nhớ cái lúc mà mình đứng trước người hứa rằng sẽ tôn trọng nàng, sẽ yêu thương nàng hết lòng hết dạ, bảo vệ nàng khi nàng một mình ở chốn cấm cung. Khi đó bác ấy chỉ từ trên nhìn xuống mà hỏi ta:

"Lấy một mình nó, anh có làm được không?"

Ta chưng hửng một hồi, chuyện này quả thật là ta không làm được.

Đơn cử như việc Duyệt còn chưa chính thức vào cung thì ta đã nghe phụ hoàng sắp lấy con gái của Bảo Nghĩa Vương cho mình làm vợ lẽ. Tuy ta chưa nhìn thấy mặt mũi nàng ấy, nhưng nghe đồn đại về bản tính tri thư đạt lễ, phóng khoáng thông minh lại vô cùng xinh đẹp của nàng, cảm thấy nàng và Duyệt có thể sống cùng trong hòa thuận.

Tuy không chắc nhưng chẳng phải dì và mẹ vẫn hết mực thương yêu nhau đó sao?

Đàn ông ba vợ bốn nàng hầu, huống gì tương lai ta còn là vua một nước, hậu cung trăm hồng nghìn tía nhưng ta chắc chắn Duyệt sẽ là đóa hoa tuy nở muộn nhưng lại rực rỡ kiều diễm nhất. Chí ít trong khả năng của ta, tất cả những gì ta có thể làm được ta đều sẽ làm cho nàng.

Bác gái dịu dàng đưa ta vào trong, ta ngồi chung mâm với gia đình họ ăn bữa cơm tối, ngượng ngùng nhìn bác gái liên tục gắp đồ ăn đầy bát ta. Bác ấy lại hỏi han công việc học hành của ta, hỏi thăm sức khỏe của Thái hậu cùng các em ở nhà, suốt buổi trên gương mặt vẫn giữ nụ cười chân thành đằm thắm.

Ta cảm thấy cái Duyệt lớn lên ắt hẳn sẽ trở thành một người y đúc bác gái, càng nghĩ càng thấy vui thích trong lòng.

Có điều bữa cơm đó tuy toàn món ta thích nhưng lại ăn không ngon, bởi suốt buổi thái độ của bác Tảng cứ không lạnh không nhạt, thỉnh thoảng quét ánh mắt qua là ta cảm thấy gai ốc mình như dựng đứng. Cũng may giữa cái băng giá của mùa đông đó ít ra vẫn còn chút hơi ấm của ánh mặt trời mà bác gái mang lại.

Ngoài ta ra thì trong nhà có vẻ rất quen thuộc với kiểu tình huống này, kể cả thằng nhóc con Quang Triều mới năm tuổi thái độ cũng rất điềm nhiên. Đặc biệt còn có cái Phùng lại rất hoạt bát lanh lợi, suốt buổi cứ như con chim sâu hót chí chóe, bị mắng không ít vẫn mặt dày cười cười nên nhìn tổng thể vẫn thấy hơi kỳ lạ.

Ăn xong bữa cơm tối, ta thở phào một hơi.

Cái Duyệt chỉ mới bảy tuổi làm sao hiểu được chuyện gió trăng, huống hồ ta cũng chỉ đương mười sáu mới chập chững vào đời. Hành trang trong chuyện tình cảm mà ta mang theo chỉ là mấy vở tuồng phong thanh nghe được trong phủ Văn của ông hoàng sáu.

Trong đó việc đầu tiên của nam nữ cảm mến nhau là trao vật đính ước. Ta mò mẫm khắp người cũng chỉ có mấy món tiền bạc linh tinh, cuối cùng may trời sao lại rơi ra một túi kẹo mạch nha từ trong túi.

Cái thứ này là dạo trước ông sáu Văn đi chơi bên Chiêm Thành mang về làm quà cho mấy đưa Trân ở nhà bị ta đoạt mất, con nhóc Huyền Trân vẫn còn hậm hực lung lắm, giờ nếu nó biết ta mang đi tặng người khác chẳng rõ có tức đến mức muốn cào rách mặt ta hay không? Dù sao cũng là chị dâu tương lai, ta nghĩ nó cũng không so đo đâu nhỉ?

Cũng may Phùng và Duyệt rất thích món này, trong một chốc ta bỗng dưng hưng phấn, còn mạnh miệng nói mỗi tuần nghỉ học một ngày ta sẽ mang đến cho. Nói xong lại giật mình, ông sáu văn mỗi tháng đi chơi vài ba ngày, hình như thứ kẹo này cũng không thể để lâu được.

Bác gái phì cười nói rằng không cần phải thế, có lòng là được.

Có điều trong lòng ta tâm niệm, nếu như mỗi tháng ông sáu Văn đi chơi một lần, thì ta cũng sẽ đến thăm nàng một lần. Xem như là.. ừm... trau dồi tình cảm trước hôn nhân vậy.

Mặc dù cái Duyệt vẫn còn nhỏ, nhưng bởi nàng tương lai sẽ là vợ ta nên bên nhà nàng cũng không cấm cản chúng ta gặp mặt. Những lúc gặp nhau đa số ta sẽ dạy nàng đọc sách viết chữ, dù ta biết mình văn dốt võ nát chẳng ra gì, nếu so ta với cha nàng thì giống như mây trên trời với cỏ cây ven đường vậy.

Có điều nàng vẫn rất mực sùng bái ta, có lẽ vì bình thường bác Tảng rất bận, mà cũng có lẽ vì bởi ta và nàng gặp nhau cũng chẳng biết nói điều gì mới phải. Chỉ có thể dùng việc quang minh chính đại như thế để thoải mái ở cạnh nhau.

Duyệt nói ta rất có kiến giải, tỷ như việc bọn vua quan người Nguyên luôn dùng việc lớn việc nhỏ để chèn ép nước ta, nhất là bọn ở biên ải luôn năm lần bảy lượt đánh phá cướp đất cướp người. Quần thần luôn cảm thấy chúng là nước lớn mạnh mà e dè, trong tiềm thức luôn cho rằng chúng mới là những kẻ dấy nên đao binh trước.

Về việc này ta lại nghĩ nếu như tiếp tục để yên thì bọn quan lại bên biên giới nhà Nguyên sẽ càng phóng túng, được đằng chân lân đằng đầu và tiếp tục lấn đất cướp dân. Còn nếu dùng sứ giả đi biện bạch thì ngày tháng dây dưa và vấn đề không giải quyết được thấu đáo.

Trong lòng ta đồ một ngày sẽ đích thân dẫn quân sang để cho chúng sự trừng phạt thích đáng.

Năm tiếp theo phụ hoàng nhường ngôi cho ta, ta phong nàng làm Văn Đức phu nhân, giống như một đóa hoa tuyệt đẹp mà ta gửi tại thái ấp của cha nàng chờ ngày hái xuống.

Sau đó cũng đến ngày Chiêu Hiến theo ý phụ hoàng vào cung. Nàng nết na xinh đẹp, tuy không thuộc hoàng tộc nhưng vừa vào cung đã được phong danh vị Hoàng phi, có lẽ một phần do ngày trước cha nàng đã hi sinh trong cuộc chiến với bọn Thát Đát. Nhưng hơn hết, ta biết nàng là người xuất sắc về cả phẩm cách và ngoại hình.

Cảm giác của ta với Chiêu Hiến hoàn toàn khác với cảm giác ta đối với Duyệt.

Nếu như Duyệt đối với ta luôn sùng bái phục tùng, thì Chiêu Hiến răn ta lẽ phải. Nếu như ta dạy Duyệt chữ nghĩa thi từ, Chiêu Hiến sẽ cùng nói điển tích với ta. Nếu như ta chỉ có thể cùng Duyệt trau dồi tình cảm qua việc học hành, thì Chiêu Hiến lại có thể cùng ta.. ừm, làm những chuyện vợ chồng nên làm, chuyện mà theo như những đứa bạn nơi phố phường của ta gọi là thiên kinh địa nghĩa.

Rốt cuộc ta quên mất nàng.

Trong cái mới mẻ khi trở thành một người đàn ông đúng nghĩa với lưới tình đầy mật ngọt với Chiêu Hiến, trong những cuộc vui chè chén với chúng bạn, trong cái căng thẳng đến sức cùng lực kiệt những ngày đầu làm vua ta mới thừa nhận là ta đã quên mất nàng.

Lúc này ta mới bất lực nhận ra thứ như tuổi tác trong chuyện vợ chồng – thứ mà ta cho rằng chẳng đáng một xu hóa ra cũng ảnh hưởng đến chuyện của ta và nàng như vậy.

Continue Reading

You'll Also Like

107K 6.2K 91
| Written by: Alexandra Eve | CẤM SAO CHÉP VÀ REUP LẠI TÁC PHẨM!!!! Jonathan Phillip Mars- Kẻ giết người hàng loạt và đẫm máu nhất của thế kỷ XX, nỗi...
265K 16.7K 197
Tác giả: Phủ Thiên Thể loại: Cổ đại, Ngôn tình, Cung đình, Hào môn, 2S, HE Số chương: 392 chương chính truyện Nguồn: converted by Leo Sing ở Wiki dịc...
1.9M 76.4K 194
Hán Việt : Tự Cẩm Tác giả : Đông Thiên Đích Liễu Diệp Edit : Khuynh Vũ Thể loại : Trùng sinh , ngôn tình , cổ đại , HE, tình cảm , cung đình hầu tư...
14.4K 809 66
Truyện lấy cảm hứng từ Tấm Cám và những giai thoại lịch sử dưới thời vua Trần Anh Tông. Trần Thương Thương là một cô sinh viên đang ngày ngày bận lên...