Chương 108: Niềm Trăn Trở Của Đĩnh Chi

311 16 3
                                    




Chuyến đi này vốn không có gì đặc biệt ngoại trừ việc thằng nhóc Mạc Đĩnh Chi (à, không còn là thằng nhóc nữa mà đã là một cậu thiếu niên mười sáu tuổi) vì nhớ thương người thầy năm xưa của mình mà chủ động xin quan gia cùng đi theo đoàn sứ.

Mạc Đĩnh Chi vì đi theo Trần Nhật Duật có công, Trần Khâm cũng không tiếc ban cho cậu ta ân điểm, tay xách nách mang rất nhiều thứ mà ngày xưa thầy năm yêu thích nhưng lúc sang "hàng" giặc không kịp mang theo.

Nhưng vấn đề ở đây là Mạc Đĩnh Chi làm sao mà ngờ được trưởng đoàn sứ thần khi ấy lại là cái kẻ từng chỉ vào mặt cậu ta mà mắng là cái phường trộm cắp dơ bẩn hèn mọn Đỗ Thiên Hư, đến lúc này đây tôi phải thầm ngửa mặt than ý trời sao mà lúc nào cũng éo le như thế nhỉ.

Về vấn đề của Đỗ Thiên Hư lại rất thần kỳ. Ngày đó tuy anh ta yêu giàu khinh nghèo lại còn giở đòn ghen như phường chợ búa, nhưng sau khi ăn hai mươi roi của Trần Khâm xong thì giống như thay đổi thành con người khác vậy.

Về phạm trù này thì tôi đoán rằng có lẽ là do anh ta may mắn có được người anh cả là bậc đại trí Đỗ Khắc Chung, ngày đó ai biết được ngoài hai mươi roi ra thì anh ta có còn phải chịu thêm nỗi đau đớn xác thịt nào hay không chứ, tôi lại không tin chỉ hai mươi roi mà lại khiến cho người ta theo chính bỏ tà.

Nếu là tôi, ít gì cũng phải nửa năm chép sách thánh hiền, chép kinh Phật đạo đức kinh gì đó, không chép xong thì không cho ăn cơm, cùng lúc trang bị cho một bà vợ dữ tợn ngày đêm đốc thúc việc đèn sách. Trong vòng hai năm không dạy ra được người hiền thì tôi nguyện không dùng cái tên Trần Thị Tĩnh này nữa.

Nói thì nói thế thôi chứ đương nhiên tôi không thể đoán được chuyện lông gà vỏ tỏi nhà người khác, nhất là với kẻ mang lòng dạ khó đoán như Đỗ Khắc Chung. À hiện giờ cũng không nên gọi anh ta là Đỗ Khắc Chung nữa, vì anh ta nhờ có công trong cuộc chiến mà cũng được ban họ Trần.

Trong trận chiến năm Thiệu Bảo thứ bảy, Trần Khắc Chung từng nhiều lần đi sứ sang Nguyên, những lần đó anh ta luôn đưa Đỗ Thiên Hư đi cùng.

Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh, có lẽ Đỗ Thiên Hư dù tuổi trẻ có phần hư hỏng nhưng không phủ nhận được tài năng tiềm tàng gì đó của anh ta. Có câu: "một gánh sách hay không bằng một người thầy giỏi", "một trăm người thầy giỏi không bằng một người cha tốt", lại có câu "anh cả như cha".

Từ tính chất bắc cầu, Đỗ Thiên Hư thay đổi trở thành người tốt cũng là chuyện hết sức hiển nhiên.

Bởi thế Mạc Đĩnh Chi lo lắng giống như lo bò trắng răng. Người ta vốn còn nói lời xin lỗi đàng hoàng với cậu ta một lượt, suốt chặng đường đi đều dùng lễ đối đãi, ăn mặc ngủ nghỉ hết thảy đều chu toàn.

Mạc Đĩnh Chi ngược lại mếu máo kinh hãi, đây không phải là thứ cậu ta có thể lường trước được. Đừng nói là chán nản vì bị cái người mà mình từng ghét bỏ vượt mặt, chỉ riêng mấy thứ lễ nghi rườm rà này cũng đủ làm cho Mạc Đĩnh Chi tổn thọ mất thôi.

Đó dù sao cũng không phải là vấn đề chính, đi vào trọng tâm thì chuyến đi này thật khiến người ta phải thở dài.

Năm đó lần đầu tiên bọn tôi gặp nhau Trần Ích Tắc là Chiêu Quốc Vương ở trên cao, có ai ở trong kinh mà không biết đến ông hoàng năm thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ văn chương nhất đời, là Hoàng tử được đức tiên đế yêu mến nhất.

[Dã Sử Việt] Nào Hay Xuân Mênh MôngOnde histórias criam vida. Descubra agora