Chương 23: Trịnh Thượng phẩm

15 2 0
                                    

Mùa xuân, tiết trời mát mẻ là thời điểm muôn hoa đua nở khoe sắc khắp chốn nhân gian, chả thế mà hậu viện ở các cung đều được dịp phô diễn vẻ đẹp sặc sỡ của mình nhằm thu hút sự chú ý của đám bướm ong.

Thời điểm giao mùa cũng dễ sinh bệnh, nhất là những người vốn thể lực yếu kém. Chả thế mà, tối qua nghe tin Trần Huệ tần mới nhập cung đã bị cảm phong hàn, sớm nay Phương Liên dẫn theo Chưởng quản Hứa Mẫn và mấy đứa tỳ nữ sai vặt tới tẩm cung của thị để thăm hỏi. Kỳ thực, phi tần của Hoàng đế sống chết bệnh tật ra sao cũng chẳng liên quan gì tới nàng, càng không cần nàng bận tâm. Nhưng Trần Huệ tần này khác với bọn họ, thị là thứ nữ của Hưng Đạo vương Quốc Tuấn, xét ra cũng có máu mủ với nàng, dù không thân thiết gì song việc đi thăm thị vẫn là điều nên làm, tránh người ngoài nói nàng vô tâm.

Ngồi trò chuyện thăm hỏi mấy câu, ấy thế mà thoáng cái đã cuối giờ Thìn, không muốn làm phiền Huệ tần này nghỉ ngơi nên Phương Liên lấy cáo từ ra về. Lúc ngang qua hồ Hoàn Dương, nàng chợt thấy phía trước thủy đình có thiếu niên mặc áo xanh thẫm đang đứng thổi đào huyên (sáo quả đào) say xưa. Bởi tò mò nên nàng dừng lại, hướng phía anh ta rồi hỏi Hứa Mẫn:

"Người đó là ai vậy?"

Hứa Mẫn tiến thêm vài bước để nhìn cho rõ, sau mới đáp:

"Hồi bẩm, đó là Trịnh Thượng phẩm phụng ngự trông coi các ao cá trong hoàng cung."

Nghe Hứa Mẫn nói về thân phận của người kia, nhắc Phương Liên nhớ tới một chuyện. Năm ngoái, Trịnh Giác Mật ở đạo Đà Giang làm loạn, Quan gia phái Chiêu Văn vương Nhật Duật dẫn quân lên đó chiêu dụ gã đầu hàng. Hay tin, Giác Mật sai người mang thư tới doanh trại mà rằng: "Giác Mật không dám trái lệnh triều đình. Nếu ân chủ một mình một ngựa đến, Giác Mật xin ra hàng ngay". Các tướng can ngăn sợ Giác Mật tráo trở nhưng Nhật Duật nói: "Nếu có như vậy triều đình sẽ cử một vương khác tới làm tướng.", rồi y kiên quyết đơn phương độc mã đến trại gã, chỉ cho bốn tiểu đồng theo hầu. Lúc Nhật Duật tới nơi, quân Giác Mật liền dàn thành hai ba lớp vòng vây, ai nấy đều mang gươm giáo. Y vẫn ung dung tiến thẳng vào trại, nói chuyện với người bộ tộc bằng chính phong tục và ngôn ngữ của họ. Thậm chí y còn uống rượu bằng mũi và ăn bốc tay không với Trịnh Giác Mật, người bộ tộc thấy vậy thì tỏ ra hiếu khách. Sau khi Nhật Duật về quân doanh, Giác Mật dẫn cả nhà đến xin quy phục. Sau vụ việc đó, Quan gia không trách phạt Trịnh Giác Mật mà còn phong gã làm phó quan trấn thủ vùng biên giới Tây Bắc. Gã cảm kích vô cùng, cũng biết điều đưa con trai gã về kinh, nói là học tập chứ kỳ thực là làm con tin. Quan gia phong cho người con trai đó một chức Thượng phẩm trong hoàng cung, hình như anh ta tên gọi Trịnh Mác.

Trịnh Mác làm công việc hằng ngày là trông giữ và coi sóc ao cá trong hoàng cung, nói là được phong chức Thượng phẩm nhưng so với đám cung nhân cũng chẳng khác là bao, anh cũng chẳng dám mơ tưởng cao sang hay oán thán gì mà chỉ an phận làm đúng chức trách của mình. Hôm nay công việc xong sớm, cộng với thời tiết se lạnh nên khi tới hồ Hoàn Dương thấy hoa mơ rở rộ trắng xóa một góc trời khiến Trịnh Mác dấy lên những nỗi nhớ nhà miên man. Anh nhớ tới rừng hoa mơ bạt ngàn trắng xóa phủ khắp triền đồi quanh co, nhớ tới rượu ngô thơm phức nồng đượm xua tan đi cái lạnh đầu mùa, nhớ cả những tiếng khèn tiếng chiêng rộn rã trong ngày hội, nhớ đám trai làng í ới gọi nhau đi chợ Tình bắt vợ dưới bản, và anh nhớ tới A May trong trang phục Lù Gang sặc sỡ đứng dưới gốc cây mơ nở nụ cười rạng rỡ chờ anh tới. A May, vết thương lòng trong anh cũng tự nhiên nhói buốt. A May chết rồi, chết bởi lá ngón, chết bởi sự hèn nhát của anh thời còn non trẻ.

[FULL] Vãng Sự Vi Phong  - truyện dài,  cảm hứng sửOpowieści tętniące życiem. Odkryj je teraz