Chương 96

33 3 0
                                    

Vì sao tên của một vị hòa thượng lại năm lần bảy lượt được nhắc đến trong lịch sử? Chỉ có thể là vị hòa thượng này có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với Đại Tự lúc bấy giờ. Rất có khả năng có liên quan đến Ngột Cốt, liên quan đến trận pháp ở Đại Mộ của Túc Cảnh Mặc.

Là những điều mà Túc Cảnh Mặc chưa từng nói qua với cậu.

Đàm Trình vẫn luôn có một hoang mang, vì nguyên nhân nào mà một đoạn lịch sử lâu đời hoàn toàn toàn biến mất. Chẳng những trong nước không có ghi chép, mà ngay cả ghi chép khi ở nước ngoài cũng chưa từng nhắc tới sự tồn tại của triều đại này. Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn Nho cũng chẳng thể che giấu một phần lịch sử, vậy tình huống phải như thế nào mới có thể khiến cho một triều đại biến mất không còn một vết tích như chưa từng tồn tại.

Đàm Trình đã từng nghĩ đến vô số khả năng, hy vọng tìm ra lời giải thích hợp lý về mặt khoa học nhưng những khả năng đó lần lượt bị bác bỏ.

Thậm chí giả thuyết cực đoan nhất là động đất hoặc núi lửa hủy diệt thế giới, vậy thì nên giải thích như thế nào về Ngụy Tấn Nam Bắc Triều và Đường triều? Còn nữa, nếu thật sự xảy ra thiên tai thảm khốc như vậy, tại sao con người vẫn còn tồn tại?

Trong số các giả thuyết, Đàm Trình cho rằng khả năng không – thời gian bị bóp méo là tương đối đáng tin cậy, ví dụ như vấn đề mà các nhà khoa học phải giải quyết để nghiên cứu vũ trụ, thời gian có chấm dứt hay không, thời gian có thể đảo ngược hay không? Sở dĩ con người luôn cho rằng thời gian không thể quay ngược lại là vì những sự việc đã xảy ra vẫn nằm trong ký ức của mỗi người, nếu thời gian quay ngược lại thì sao những ký ức đó vẫn còn được nắm giữ.

Đàm Trình từng cho rằng có lẽ không gian và thời gian trong vũ trụ bị bóp méo, điều đó đã dẫn đến một triều đại biến mất khỏi tầm mắt của con người.

Nhưng nếu dựa theo lý thiết này, không gian bị bóp méo và thời gian được tái khởi động, thì tại sao những dấu vết về Đại Tự vẫn còn tồn tại, chẳng hạn như những mộ thất này...

Hoàn toàn phản khoa học khi nói rằng có một phần lịch sử đã bị biến mất. Nhưng nó lại thực sự đã xảy ra.

Đàm Trình đột nhiên nhớ tới lúc mình còn là sinh viên chính quy của trường đại học, ban đầu khi đăng ký giảng viên dạy môn lịch sử khảo cổ học Trung Quốc thì cậu đã chọn những người nổi tiếng, nhưng do số lượng người quá đông mà cậu đã bị đẩy ra và cuối cùng chỉ có thể đăng ký vào lớp của một giảng viên chưa bao giờ nghe tên. Vị giảng viên lúc đó cũng đã 60 tuổi, ở tuổi đó lẽ ra ông phải là tiến sĩ hoặc phó giáo sư, nhưng ông vẫn chỉ là một giảng viên toàn thời gian bình thường.

Thật ra lúc đó Đàm Trình không thích vị giảng viên này chút nào, cậu cho rằng ông chỉ có trình độ học vấn bình thường nên mới mãi chỉ là giảng viên. Hơn nữa, bài giảng của ông không sinh động, mơ hồ, khiến người nghe như lọt vào sương mù, và không biết đi về đâu.

Nhưng giờ nhìn lại thì bốn năm đại học, ba năm nghiên cứu sinh, khi trên lớp cậu ghét nhất là tiết của vị giảng viên này, nhớ nhất cũng là những lời vị giảng viên này đã nói khi kết thúc môn học. Cuối kỳ, vị giảng viên này không nhắc lại những điểm chính của đề thi mà chỉ dặn dò sinh viên nhập môn ngành khảo cổ.

ĐÀO MỘT HOÀNG ĐẾ LÀM VỢWhere stories live. Discover now