Cho nên, nhà họ đến giờ chưa đến mức nghèo rớt mồng tơi, phải có một nguyên nhân, nguyên nhân này là nhờ – chàng có một người mẹ hung hãn nữ vương.

Mẹ của Trì Tu Chi cũng xuất thân từ danh môn nổi tiếng, có điều danh môn này cũng như Trì gia, đều đã lụn bại. Trong mắt bọn họ, quan hệ thông gia với ‘nhà giàu mới nổi’ có cảm giác như bị vũ nhục, phải kết thân cùng những danh môn tương đồng mới được, mà người ta cũng không định gặp bọn họ. Nhất là cha của Trì Tu Chi, ông ta quả đúng là chỉ được cái mẽ ngoài.

Mẹ Trì Tu Chi bất đắc dĩ mới chịu gả, chủ yếu cũng vì bà ngoại của chàng. Ngày trước bà ngoại chàng cũng là con gái danh môn, lúc còn bé, gia cảnh nhà mẹ đẻ cũng không tệ, sau đó xui xẻo sao gặp phải Trương Trí bị điên(chương 9 đã nhắc qua), kéo cả gia đình lún vào vũng bùn tạo phản của các chư vương, chém giết, máu chảy, mất chức. Dù sao cũng trải qua một quá khứ đau thương, tạo thành tính nết kì quái.

Trì Tu Chi có một bà ngoại sợ tất cả các động vật nhỏ, tính ra là bà ngoại của thỏ đế ấy chứ. Nhát cực kì, nhỏ như sâu róm, lớn cỡ các loại thú có lông, máu nóng, có vuốt, có răng, bà đều sợ hết. Xung quanh có tiếng động lớn cũng sợ, thứ duy nhất không sợ chính là tiếng pháo đốt mừng năm mới cách bà tám trăm dặm.

Có một người mẹ như vậy, cha mất sớm, mẹ của Trì Tu Chi không cách nào khác mà phải gánh vác trọng trách gia đình – em trai nhỏ hơn bà mười tuổi. Lúc đó gia đình đã suy yếu, Trì mẹ bị ảnh hưởng bởi bầu không khí bất lương của xã hội nói chung – hung hãn. Mẹ của chàng giải quyết mọi chuyện trong gia đình, kể cả việc cưới cho cậu chàng một người mợ như đóa u lan.

Với tư tưởng của Trì mẹ, chịu gả cho Trì gia chắc? Chi bằng gả cho một nhà có sản nghiệp, tuy không có lịch sử nhưng là gia đình tôn sùng dòng họ nhà mình, được thế thì quá tốt, không phải chịu đựng nhà chồng, mà còn có thể chăm sóc cho nhà mẹ. Thế nhưng bà ngoại Trì gia sống chết cũng không đồng ý! Mãi đến khi Trì mẹ cưới vợ cho Trì cậu, bà ngoại vẫn giữ quan điểm đó, hai mắt đẫm lệ nói với Trì mẹ: “Không được kết hôn phi loại!”

Dù gì Trì mẹ cũng là vãn bối, là con gái, chuyện hôn nhân đại sự, vẫn phải tuân theo quy định luật pháp, đòi hỏi có sự đồng ý của cha mẹ. Bắt đắc dĩ, đành phải lùi bước, đồng ý lấy một người ngoan ngoãn (thật ra là vô dụng) Trì cha, rồi lại cưới một Trì mợ không sinh sự.

Tục ngữ nói rất đúng, chết cũng có nhiều kiểu chết, nhất là do huyết mạch trực hệ không phong phú, nhiều bé trai không sống lâu được. Dù gì bà ngoại cũng đã sinh ra cậu và mẹ của chàng, không biết mợ đã làm gì, cơ thể cậu suy yếu, mất sớm.

Cứ thế, mợ cũng không về nhà mẹ đẻ, ở lại phụng dưỡng mẹ chồng. Bà ngoại Trì gia rất có cá tính, cho dù con gái, con rể đều qua đời, bà cũng không chịu để cháu ngoại chăm sóc, Trì Tu Chi đành chạy qua chạy lại giữa hai bên. Trong nhà cũng không có bao nhiêu người, nhà bà ngoại cũng vắng vẻ, nhưng lại không thể sát nhập. Năm mới, Trì Tu Chi cứ phải đến nhà bà mấy lần, hôm nay bà đến thăm cháu.

Đây là tật xấu của thế gia. Chỉ cần một người còn sống, họ gì thì phải theo họ đó. Nếu mẹ của Trì Tu Chi còn sống có thể mang con đến nhà mẹ ở, không thì miễn bàn – có tổ trạch thì phải giữ.

[Hoàn] CON GÁI GIAN THẦN - Ngã Tưởng Cật NhụcWhere stories live. Discover now