Chương 109

2.6K 74 4
                                    


HOÀNG ĐẾ KHÔNG THỂ THỪA NHẬN RẰNG, NGÀI THÈM MUỐN GHEN TỊ VỚI SỨC SỐNG MÃNH LIỆT CỦA THẾ GIA BIẾT CHỪNG NÀO.

Dù kẻ chủ mưu sau vụ án thư nặc danh kia là ai thì cũng đã mở màn cho cuộc tranh trữ, đưa những cuộc tranh đấu ngầm trước đây ra trước tiệc. Không quan tâm đến mưu phế Thái tử cũng được, muốn được làm Thái tử cũng xong, trước đây đều âm thầm tiến hành, liều mạng để lộ ra là không nên, ví dụ như Tề vương đã bị đày kìa. Qua sự kiện thư nặc danh này, quần chúng không rõ chuyện còn tưởng có người không ưa Tề vương, thay trời hành đạo, nhưng các lão hồ ly đều đã ngửi thấy mùi tranh trữ hết rồi.

Trong chuyện thư nặc danh, mọi người đều có nghi vấn. Năm ấy khi lập Thái tử cũng từng trải qua một màn tranh đấu, chỉ là không trắng trợn như bây giờ thôi, mọi người đều khá kín đáo, cũng như cạnh tranh trên triều vậy. Lúc đó Thừa tướng Ngụy Tĩnh Uyên đã nói với Hoàng đế: Cần lập trữ. Hoàng đế suy nghĩ, thấy cũng đúng. Các đại thần đều tán thành. Sau đó mọi người cùng tranh luận, nói Hoàng hậu không có con trai trưởng, nhưng Hoàng hậu vẫn chưa già, không bằng cứ đợi ít lâu (đúng là miệng quạ đen, nói xong chưa đến hai năm Hoàng hậu lên nóc mất tiêu). Cũng có người nói Hoàng trưởng tử là trưởng, nên lập anh ta. Ngoài ra còn đưa ra một số thí sinh khác, bảo xuất thân của mẹ cao quý, có giáo dưỡng tốt hơn. Tiếp đến triều đình tranh cãi, tiến hành vài cuộc thi. Cuối cùng Hoàng trưởng tử giành chiến thắng.

Lúc đó, các hoàng tử đều còn nhỏ, tầm ảnh hưởng của bản thân chỉ có tác dụng hữu hạn, phần lớn nhờ mẹ ruột của mình, trong triều nhìn vào thế lực của họ là chủ yếu. Bây giờ, dòng họ bên mẹ vẫn còn, thế lực trong triều cũng có, điểm khác biệt lớn nhất chính là, các hoàng tử đều đã trưởng thành, có thế lực của riêng mình.

Hoàng đế vẫn còn nhớ rõ cuộc tranh giành khi ấy, ngài dò xét các con một vòng, nghi ngờ nhìn triều thần, các đại thần ngày trước vì tranh chức Thái tử mà gây hỗn loạn thế nào ngài vẫn chưa quên. Là cha thì không thể nghi ngờ chính con trai mình, dù có chứng cớ trước mặt, xử phạt Triệu vương, sau khi tuyên bố kết quả ngài vẫn quyết gỡ tội cho con trai. Chuyện do Triệu vương làm (vì bằng chứng nó thế), nhưng chưa chắc do Triệu vương chủ mưu, nhất định có người làm hư con trai mình.

“Khanh không biết đâu, lúc đó ở đây, chính nơi đây,” Ngón tay Hoàng đế chỉ vào sân trống vắng tanh trước mặt, “Chính ở đây, bọn họ tranh cãi văng nước miếng, Hạ lão thái sư quá cố (ông nội của Hạ hoàng hậu, truy phong Thái sư) gừng càng già càng cay, tám mươi ba tuổi, mà vẫn vừa cầm hốt bản (*) muốn rượt đánh Tưởng Tiến Hiền. Tưởng Tiến Hiền không dám đánh lão già này, cầm thủ hốt đập Hạ Chấn, vừa chạy vừa đập, dọc đường cướp được tám cái thủ hốt. Khanh thấy lão tiểu tử Cố Sùng bây giờ ra vẻ đạo mạo thế chứ hồi trước là kẻ phá hoại nhất! Thấy ai sắp thua thì giúp kẻ đó! Đây là cung Đại Chính! Thế mà chúng dám làm thế đấy!” Ngừng một chút, bổ sung, “Đến năm sau Hạ thái sư qua đời.”

(*) Hốt bản (hay thủ hốt): thẻ bằng ngà, bằng ngọc hoặc bằng tre của quan lại khi vào chầu, dùng để ghi việc thời xưa.

(**) Hạ Chấn là em ruột Hoàng hậu, đã chết - chương 38. Cố sùng là tộc trưởng bản tông Cố thị.

Mặt Trịnh Tĩnh Nghiệp xuất hiện hắc tuyến, lựa lời khuyên lơn: “Đều qua cả rồi.”

[Hoàn] CON GÁI GIAN THẦN - Ngã Tưởng Cật NhụcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ