Chương 190 Nghề y ở Đại Đường

713 50 0
                                    

Nhiễm Nhan đã hạ quyết tâm muốn nắm chắc cơ hội đi Trường An lần này cho thật tốt. Nàng một khi đã quyết định, liền gạt bỏ đi bất an cùng nóng nảy trong lòng, nỗ lực dốc sức ở Đại Đường gầy dựng cho mình một cơ nghiệp.

Ngày đó ở trong Ảnh Mai am, sau cuộc đối thoại với Lưu Thanh Tùng, Nhiễm Nhan đã minh bạch rất nhiều chuyện. Nàng không thích cứ đần độn mà tồn tại, nếu đã để nàng mang theo ký ức sống lại một lần, nàng cần phải đem sở trường của mình phát huy đến mức tận cùng mới không uổng công sống thêm cuộc đời này. Nhiễm Nhan bình tâm lại, đương nhiên sẽ không buông thả bản thân như khi còn ở Tô Châu, ít nhất nàng sẽ không lại xúc động mà đi nghiệm thi khi căn cơ ở đây còn chưa ổn.

Nhiễm Nhan không tính toán thay đổi toàn bộ cái nhìn của Đại Đường về nghề ngỗ tác, mà là chọn chiến thuật vu hồi, trước hết dùng bản lĩnh khác để khởi động bản thân, đạt được sự tôn trọng của mọi người, sau đó thì chậm rãi cho mưa dầm thấm đất.

Có điều, địa vị xã hội của y giả ở thời Đường cũng không cao. Dược Vương Tôn Tư Mạc vốn nổi danh nhờ văn, cực kỳ có tài học, Ngụy Chinh phụng chiếu biên soạn lịch sử năm đời Tề, Lương, Trần, Chu, Tùy, vì sợ bỏ sót, nên thường xuyên ghé thăm Tôn Tư Mạc. Đám người Mạnh Tiển, Lư Chiếu Lân cũng thường xuyên học hỏi ông, nhưng bởi vì ông giỏi về y thuật, mà bị xếp vào hàng "kỹ lưu", đại khái là người cực giỏi về một kỹ nghệ nào đó, mà phương kỹ vào thời điểm này là ít được coi trọng nhất

"Triều dã chi sĩ hàm sỉ y thuật chi danh, đa giáo tử đệ tụng đoản văn, cấu tiểu sách, dĩ cầu xuất thân chi đạo, trị liệu chi thuật, khuyết mà phất luận." Những lời này mang ý tứ là vô luận ở triều nào, tất cả kẻ sĩ đều lấy việc học y thuật làm hổ thẹn, phần lớn là dạy dỗ lớp hậu bối học văn chương, đấu sách luận, để tìm kiếm con đường xuất thân, còn về y thuật, không đáng để bàn tới. Mà đây là ở không khí Đường triều, Tôn Tư Mạc còn lâm vào hoàn cảnh như thế, sức lực một người nhỏ bé như Nhiễm Nhan, không cần phải nói.

Vậy nàng phải dùng cái gì để tạo nên thanh danh của mình?

Đường triều coi trọng Nho học, tôn trọng những người có một tay văn chương cẩm tú, hoặc làm được những bài thơ hay, mà cả hai dạng này đều là nhược điểm của Nhiễm Nhan, căn bản không đủ ứng phó ở trường thi.

Suy xét suốt hai ba canh giờ, cũng không có được chút manh mối gì.

Bất tri bất giác sắc trời đã tối, Vãn Lục, Ca Lam cùng Hình Nương bắt đầu trang điểm cho Nhiễm Nhan, vì là gia yến, nên không cần trang điểm quá mức long trọng, một búi tóc triều vân cận hương, cài hai cây trâm thúy ngọc, vì Nhiễm Nhan thích màu tím, cho nên y phục màu tím là tinh xảo nhất, mấy bộ còn lại vô luận là chất liệu vải hay kỹ thuật may vá đều hơi kém hơn một chút.

"Lần trước Thập Lang không phải cho nương tử một rương quần áo lớn sao, chọn thử trong đó xem?" Vãn Lục hỏi ý kiến Hình Nương.

Hình Nương nghĩ một chút, nhưng lại thôi, lại chọn một kiện áo ngắn màu thủy lam có thêu cây kim ngân được may ở Tô Châu, một dải lụa choàng vai bằng sa la thêu hoa bằng chỉ bạc, "Bộ váy áo này chất liệu không tồi, hình thức hoa văn cũng độc đáo, nương tử mặc cái này đi!"

Đại Đường Nữ Pháp Y - Tụ Đường - Part 1Where stories live. Discover now