Chương 20: Tòa Cổ Lâu Là Cảnh Tượng Kỳ Quái Nhất Trên Thế Giới

627 33 0
                                    

Trong hai tiếng đồng hồ tiếp theo, Bàn Tử kể lại chi tiết toàn bộ quá trình nhóm bọn họ vào Trương gia cổ lâu cho tôi nghe một lượt. Bàn Tử kể chuyện nghe rất sinh động, nếu tôi ghi chép lại được tất cả những lời anh ta nói, ắt sẽ thành cả một cuốn tiểu thuyết ngắn cho mà xem. Nhưng đương nhiên là tôi không thừa thời gian như thế, tôi chỉ có thể lọc ra những phần quan trọng nhất để ghi lại mà thôi.

Lối vào nằm ở trong núi sâu cách cái hồ ma khoảng hơn mười mấy dặm, nói là hơn mười mấy dặm, thẳng ra cũng chỉ cỡ một quả núi mà thôi. Bàn Tử chỉ vách núi dốc đứng đối diện mặt hồ, nói rằng đó chính là mặt bên kia của cái vách núi ấy đấy.

Lối vào đó là một đường hầm bằng đá, dốc xuống dưới, bổ thẳng vào trong lòng núi. Nằm ở đằng sau một cái cây rất to. Cái cây này gần như mọc đúng ngang lưng chừng núi, trên thân cây mọc đây dây leo. Thực ra thân cây chỉ cách vách núi một khoảng vừa bằng một người, cho nên phải chen chúc lắm mới lách được vào khe hở đó, tìm được cái lối vào kia.

Bàn Tử đoán, cái cây mọc xéo một cách quái đản có lẽ là do người ta cố tình trồng nên, mục đích chính là để che giấu lối vào núi. Nhưng Hoắc lão thái lại nói là không phải, bởi vì một cái cây như thế mọc chình ình trên núi rất dễ bị người khác chú ý đến. Vậy thì có thể là công trình ở nơi này khiến tầng đá xảy ra sự biến đổi, có lẽ mới ban đầu cái cây không mọc như thế.

Khả năng lớn nhất là công trình gần đó khiến tầng đất đá ở nơi này bị lỏng lẻo, sau khi đám thợ rời đi, một phần rễ cây bị đứt lìa, khiến nó nằm rạp xuống sát mặt đất, nhưng nó vẫn chưa chết, thế là sau đó mới dần dần hình thành cảnh tượng như ngày nay.

Nhưng bọn họ không suy nghĩ nhiều, vì vấn đề không có ý nghĩa cho lắm. Bọn họ chặt đứt một số dây leo bám trên thân cây, cuối cùng cũng tìm được lối vào.

Sau khi đi vào trong, đa phần thường gặp phải những cơ quan mang tính chất ngăn chặn, ví dụ như, những bức tường đá cực kỳ cực kỳ dày. Những cơ quan này đều có những phương pháp mở khóa cực kỳ quái đản, bọn họ sử dụng mật mã do chúng tôi cung cấp để phá giải chúng, nhưng sau khi mở ra, các con đường đằng sau các cơ quan tường đá lại cực kỳ yên tĩnh, yên tĩnh đến mức không thể hiểu nổi.

Bọn họ cứ thế đi thẳng vào trong, lối đi rất hẹp, bọn họ gần như chỉ có thể nằm rạp ra mà bò, thoạt trông có vẻ rất giống với một loại phương pháp đào hang trộm của bọn họ. Về cơ bản, toàn bộ lối đi thường có hình vuông, trên mặt đất có rất nhiều gỗ lăn khô nứt và mục nát đã bị vứt bỏ, Bàn Tử nghĩ rằng đó là dấu vết do những người đã kéo quan tài để lại từ năm xưa.

Tai nạn xảy ra ở cơ quan thứ ba, cũng chính là cơ quan mà chúng tôi đã cung cấp nhầm mật mãi ở núi Tứ Cô Nương, Tứ Xuyên kia.

Mà kỳ quái hơn nẵ chính là, bọn họ đi qua hết cả lối đi, mà suốt cả chặng đường lại gần như không thấy bất kỳ dấu vết cho thấy có bố trí cơ quan ở đây cả. Đây là phát hiện đầu tiên của Muộn Du Bình, hắn có hiểu biết rất rộng và rất sâu về lĩnh vực mộ táng và cơ quan, cho nên, có thể tin tưởng được vào phán đoán của hắn. Nói cách khác, những mật mã để mở các cánh cửa kia, hình như chẳng qua chỉ là để trưng bày mà thôi, tác dụng duy nhất chính là để di dời những tảng đá chắn đường kia.

Đạo Mộ Bút Ký - Quyển 8Waar verhalen tot leven komen. Ontdek het nu