Quyển 1 - Chương 55

272 11 0
                                    

Quyển 1: Mạc đạo xuân lai vãn
(Chớ bảo rằng xuân đến quá muộn)

Chương 055

Thế gian này có vô số phiền não, phiền não khiến người ta điên đảo gồm bảy cái trên.

Tạ Chinh Hồng viết ra lời này có lẽ là vì muốn cắt đứt mọi phiền não trong mình, đồng thời cũng là một câu đúc kết khá hàm súc về Phật pháp.

Đương nhiên, quan trọng là viết cái này sẽ không mắc lỗi gì.

Không biết đã dậy từ lúc nào, trông thấy những lời Tạ Chinh Hồng viết, Văn Xuân Tương bật cười.

"Tiểu hòa thượng, ngươi gian quá rồi đó."

Dường như trời sinh Tạ Chinh Hồng đã có tài che giấu bản chất thật của mình.

Thật ra nếu nói về luận pháp, cái mà đại đa số Phật tu luận không phải là pháp, mà là đạo của bản thân người tu sĩ.

Song bất kể có là Tam Tư hay vị Hư Nhâm chân nhân kia, khi họ hỏi Tạ Chinh Hồng một vấn đề nào đó, Tạ Chinh Hồng đều có thể phản bác hoặc đáp lại bằng một đáp án tiêu chuẩn nhất. Nói cách khác, đó là không hề để lộ suy nghĩ của mình.

Đôi khi Văn Xuân Tương cũng cảm thấy điểm này của Tạ Chinh Hồng rất lạ.

Song Tạ Chinh Hồng đã từng nghiêm túc thảo luận với Văn Xuân Tương một lần.

Đạo, không phải biện luận mà ra đâu.

Văn Xuân Tương hiểu lầm rằng Tạ Chinh Hồng không muốn để người khác nhận ra thân phận của y qua những lời y nói, thế nên cũng ngầm chấp nhận chuyện này.

Chỉ mỗi mình Tạ Chinh Hồng biết đạo của bản thân là gì, y có thể nghiệm chứng đủ loại Phật pháp với người khác, song lại tuyệt đối không nói ra suy nghĩ của mình.

Văn Xuân Tương không biết, Tạ Chinh Hồng cũng sẽ không nói, tuy Tạ Chinh Hồng là một Phật tu, nắm rất vững nội dung các quyển kinh Phật, gần như quyển nào cũng có thể đọc thuộc lòng được, và cũng hiểu rất rõ về ý nghĩa của nó. Song thật ra, bản thân Tạ Chinh Hồng gần như không hề có câu hỏi nào về những lời Phật ngữ trong các quyển kinh Phật ấy.

Là một Ma tu, Văn Xuân Tương có thể nói ra một cách lưu loát hàm nghĩa trong một vài quyển kinh Phật, có thể thấy hắn đã nghiên cứu rất kỹ về chúng.

Nhưng Tạ Chinh Hồng lại hoàn toàn không có ý kiến, không có suy nghĩ riêng của mình.

Nào kinh Phật, nào Phật pháp, y hiểu nghĩa của chúng, cũng rõ chân ý của Phật tổ trong chúng, chỉ là không hề có suy nghĩ riêng của bản thân mà thôi.

Đó không phải là Phật đạo của y!

Không phải Phật đạo của bản thân, thì y biết biểu đạt suy nghĩ của mình với những thứ đó thế nào chứ?

Suy nghĩ của y quá mức chấn động, đến cả Văn Xuân Tương y còn chẳng dám nói nữa là.

Trực giác bản thân cho Tạ Chinh Hồng biết, y như thế không hề sai.

Phàm nhân có câu, không nên tin theo những lời trong sách một cách rập khuôn.

Đối với những chân ngôn tối cao của Phật tổ, Tạ Chinh Hồng vẫn giữ thái độ như thế.

Sử thượng đệ nhất Phật tu - Thanh Khâu Thiên DạWhere stories live. Discover now