54. Khởi nghĩa

142 21 74
                                    

--------------------------------------

Chớp mắt một cái, cũng đã bốn năm trôi qua.

Thời gian đã có những biến đổi rõ rệt đến chóng vánh. Đầu tiên là về bản thân tôi - về Trần Nhật Hạ này. Tôi không còn là một đứa suốt ngày hành động tùy hứng, hay thích gì làm nấy nữa. Một tôi của năm mười bảy tuổi khi ấy đã đi đâu mất rồi, có lẽ là đã chìm sâu vào những hoài ức đầu khi tôi ở lại quá khứ, để cho một nhân cách khác hoàn thiện hơn lên thế chỗ thay.

Còn tôi của năm 21 tuổi thì giống hệt một người khác lạ vậy. Giống như có ai đó mượn thân xác tôi để tung hoành, làm mọi thứ họ muốn và làm xoay chuyển hẳn cả cuộc đời tôi sang hướng khác ấy. Nghe mấy chuyên gia tâm lí học cứ luôn mồm bảo rằng đó là bệnh nhân cách thứ hai, hay tâm lí không ổn định, không được bình thường rồi vân vân.

Nhưng mà điên hơi gì đâu chưa, làm gì có ai khác ngoài bản thân tôi đâu?

Chắc có lẽ chàng nói đúng. Càng lớn tuổi, người ta sẽ trầm tính lại, tính cách cũng khác thường, mối suy tư trong lòng đủ chín chắn để làm người khác bó chân trước tính thuyết phục của nó. Nhiều người sau vài năm không gặp thật xa cách, họ cứ im ỉm không nói gì, thi thoảng mới thêm vào cuộc trò chuyện vài ba câu nói của mình, hòng tránh làm bầu không khí vui vẻ bớt nhạt chán lại.

Không biết tôi có thay đổi được như những người trên không nhỉ?

Chắc là không được đâu.

Chàng năm nay đã 28, ngất ngưởng tuổi ba mươi tới nơi, không còn trẻ như cái ngày đầu tôi gặp nữa. Dạo đây chàng có nhiều điều phải lo, phải bận tâm đến, hơn cả việc ngó ngàng đến một đứa con gái vô dụng như tôi. Chẳng hạn như, làm thế nào để tính toán được từng bước đi nước bước sao cho thật khôn khéo, ngoài ra còn phải dự trữ vài ba mánh khóe, khi cần là lật ngay. Rồi còn việc chiêu mộ binh lính, sao cho dân chúng nối đuôi nhau nườm nượp dưới ngọn cờ đào này.

Ấy dào, chuyện của minh chủ Tây Sơn thật lằng nhằng và khó hiểu.

Nhưng chẳng sao cả. Đánh đổi vài ba tháng ở thế kỉ XXI để được chiêm ngưỡng cả trời lịch sử, như thế không uổng phí tí nào. Ngược lại, tôi còn cảm thấy viên mãn chút ít ở trong lòng đấy chứ. Giống như việc được ngồi ngẫm lại một thời huy hoàng đã qua một cách trực tiếp mà ta chỉ có thể được mường tượng thông qua những trang sách dày, chữ toàn chữ và chi chít những số liệu không thôi.

Chi bằng việc dạy sử trên trường như thế, có phải là tuyệt vời quá rồi không?

Nhưng, dù có bảo với mấy thầy cô như thế nào đi chăng nữa thì vẫn cách dạy nhàm chán ấy, vẫn con số khô khan ấy. Tôi chán đến mức chẳng thèm nghĩ đến việc đám bạn cùng lớp có quan tâm đến môn học "tưởng không quan trọng nhưng quan trọng không tưởng" hay không, chỉ biết rằng sau này chúng nó sẽ quên mất những kiến thức đơn giản.

Mà thôi, dở hơi quá rồi.

Ngoài thú vui đi lót tót đâu đó ở nhiều nơi, theo chân chàng lên miền xuôi ngược để thuyết phục, lấy lòng người dân ở đấy bằng nhiều hình thức thì tôi còn có một thú vui khác. Đó là được xem chàng, hai cậu em luyện võ, múa kiếm ở trước sân nhà. Nắng vàng ươm phủ rộng lên phần sân, rồi còn có cả gió mát dịu, không gay gắt như thứ nắng từ tít trên cao. Có người ngồi yên lặng mà ngắm nhìn một người đang chăm chỉ mài dũa thân thể, luyện võ nghệ thì còn gì tuyệt bằng.

[Cảm Hứng Lịch Sử] Trở Về Thời Tây SơnWhere stories live. Discover now