Chương 56: Lai sinh chi nhật, Nguyện vi phu phụ như sơ

862 26 14
                                    

Với trái tim đang sục sôi nóng bỏng, tôi cố chạy tới để ôm lấy Trần Quang Khải. Nhưng sức của tôi cũng đã cạn, bước được hai bước liền ngã khụy xuống. Trần Quang Khải tức tốc nhảy xuống lưng ngựa, áo choàng của y lồng lộng bay trong gió, y chạy tới, ôm tôi vào lòng và vuốt tóc tôi:

"Đừng sợ! Có ta ở đây rồi!"

Tôi nép vào lòng Trần Quang Khải trong cơn nức nở, bộ áo giáp bằng đồng khiến mặt tôi cảm thấy lạnh buốt, nhưng hơi ẩm và cảm giác an toàn an toàn của người đàn ông này đem lại khiến tôi buông lỏng cả người. Lúc sau tôi ngất lịm đi.

***

Khi tôi tỉnh lại trời cũng sầm sập tối. Trong lúc mê man, tôi nghe thấy có tiếng thầy lang. Vì cơ thể tôi có kha khá thương tích, nên phải kiêng nước. Dường như các tỳ nữ đã giúp tôi lau người bằng nước ấm và thay một bộ đồ mới cho tôi. Hương bưởi khoan khoái trong phòng khiến tôi cảm thấy dường như được sống lại.

Một tỳ nữ lạ mặt bước từ ngoài cửa vào, bẩm: "Phu nhân đã tỉnh rồi ạ."

Tôi gật đầu hỏi: "Thượng tướng thái sư đang ở đâu?"

"Dạ bẩm! Ngài đang ở thư phòng bàn chuyện với các tướng quân khác ạ."

Nhìn bài trí quen thuộc trong phòng, tôi đoán mình đang ở trong phòng của y thời y còn là Tam hoàng tử.

Mặc dầu cánh quân do Trần Quang Khải chỉ huy đã chiếm được thành Thăng Long, quân ta chiếm được thế thượng phong. Nhưng một phần quân Nguyên Mông đã kịp chạy thoát, Toa Đô và Ô Mã Nhi từ biển đánh vào sông Thiên Mạc, muốn hội quân ở kinh sư hòng chi viện cho nhau.

Chiến tranh vẫn diễn ra, chỉ khi nào quân ta giết được Toa Đô ở Tây Kết, và Thoát Hoan ở Vạn Kiếp, đến tháng sáu ngày mồng sáu, hai vua trở về Kinh sư, Trần Quang Khải dẫn đầu đại quân ra nghênh đón, y làm bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư, khi ấy chiến tranh mới kết thúc hoàn toàn:

"Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm hồ Hàm Tử quan.

Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san."

Dịch thơ:

"Chương Dương cướp giặc giáo,

Hàm Tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu."

(Trần Trọng Kim dịch, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951)

Tôi nghĩ một chút rồi vội vàng dặn dò với tỳ nữ kia: "Ngươi ra ngoài gọi một thủ lĩnh, kêu hắn mau chóng đi tìm Quang Đạo và Thụy Hữu."

"Nô tỳ đã..."

"Không cần tìm nữa."

Tỳ nữ kia chưa kịp nói hết câu, Trần Quang Khải ngắt lời, y thong thả chắp hai tay đi từ ngoài cửa vào.

"Tỳ nữ tham kiến Thượng tướng."

Trần Quang Khải gật đầu, ra hiệu cho nàng ra ngoài. Thấy tôi há hốc mồm vì kinh ngạc, y ôn tồn giải thích:

Lai Sinh Chi Nhật, Nguyện Vi Phu Phụ Như SơWhere stories live. Discover now