Chương 11: Lộ tẩy (2)

396 22 0
                                    

Nghe thầy nói vậy, tim tôi thòng lên tận cổ. Trời sinh nếu tôi có khiếu hài hước, chắc chắn sẽ là ảo tưởng. Biệt danh Dương giấc mơ, xin ứng tuyển vào chương trình Gặp nhau cuối năm ngay và luôn.

Từ trước tới nay, tôi đối với Thượng hoàng và cha mẹ hiếu kính, biết vâng lời, biết phụng dưỡng.

Đối với người khác, đặc biệt là Trần Quang Khải hay Kiểm pháp quan Lê Văn Hưu, tôi không giữ ý tứ, ăn nói lung tung, có lớn mà không biết khôn, chuyên gia học những bài ca dao, vốn được ví là không phù hợp với nữ nhi nhà gia giáo.

Người đời đối với tôi bằng nhiều thái độ. Thượng hoàng khen tôi thông minh, hiểu chuyện, cái này không đáng nói. Trần Quang Khải ngoài bộ mặt lạnh lùng chính là chán ghét tôi, điều này cũng dễ hiểu. Nhưng đáng sợ nhất, chính là người thấy tôi ngờ nghệch nhưng vẫn dùng hết lời ca tụng tôi.

Vào cái tiết lập xuân, Kiểm pháp quan giao đề về khí tiết của người quân tử. Trong khi Trần Quang Khải ngâm thơ, ý tứ vần điệu sâu xa, vừa mang chân lý vừa mang tính thời sự, tôi nộp giấy trắng.

Trần Quang Khải cau mày nhìn tôi.

Tuy làm thơ không hay nhưng nếu cố gắng, thật ra tôi vẫn có thể viết vài câu. Nhưng rốt cuộc...

Tôi trầm mặc, có chút xấu hổ nói với thầy: "Con... con không biết làm thơ ạ."

Giọng điệu của Lê Văn Hưu cũng thay đổi, thầy cười hiền: "Công chúa là phận gái, không biết làm cũng là điều dễ hiểu."

Nữ nhân thì khó hiểu hết về người quân tử, nói vậy cũng được sao?

Bất kể tôi luôn cố nhận mình ngu ngốc, thầy vẫn ví tôi như bông lúa chín, là lúa cúi đầu.

Nét đặc sắc của thơ văn thời Trần là điển thơ với thiền kết hợp. Bậc thi nhân thường làm thơ theo thể đường luật, nhằm biểu đạt thiền tâm ý cảnh của mình. Tôi tài sơ trí thiển, khó có thể hiểu hết hàm ý nho nhã, thi vị trong từng câu từ. Dù Kiểm pháp quan đã giảng qua, tôi vẫn chưa lĩnh hội được hết, bèn gãi đầu xin thầy giảng kỹ hơn.

"Con gà lắm ạ."

"Gà?" Thấy tôi thần sắc bối rối, ngay cả tóc mai cũng lấm tấm mồ hôi, thầy khó hiểu: "Có ý gì?"

Bấy giờ tôi mới ngớ người, hoá ra mình vừa sử dụng ngôn ngữ tuổi teen thời hiện đại.

"Gà ở đây không phải là con vật đẻ trứng, mà ý chỉ những người kém cỏi ạ."

Thầy cười nhẹ, chậm rãi nói từng chữ: "Gà nhưng vẫn chọi được đấy thôi."

Dưới cái nhìn chăm chú của Kiểm pháp quan Lê Văn Hưu, không hiểu sao tôi thấy khẩn trương. Đúng là quá đáng sợ rồi!

Sau đó, quả thực thầy không giảng lại nữa, kêu tôi tự về ngâm cứu.

Đã sớm nói trước, tôi không ngốc như những gì thể hiện với Trần Quang Khải, nhưng chưa đến mức xuất chúng như Kiểm pháp quan Lê Văn Hưu đánh giá.

Nhiều lúc tôi nghĩ, liệu có phải thầy bị cận, nhìn gà hoá quốc, nhầm tôi là người khác mà tán dương. Thật lòng tôi cũng chỉ mong thế, không thì mỗi lần thầy như vầy, tôi lại sợ chết khiếp, "xỉu up xỉu down".

Lai Sinh Chi Nhật, Nguyện Vi Phu Phụ Như SơNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ