Chương 30: Khuyên nhủ (1)

354 18 0
                                    


Giáp tý, Thiệu Long năm thứ 7, 1264.

Ba năm kể từ ngày con mất, tôi có nhận con của Quan nội hầu Quốc công làm nuôi. Đó là một bé trai kháu khỉnh, không sợ người lạ, lại háu ăn hay cười. Trần Quang Khải thấy tôi thích đứa bé đó đến vậy, cũng hiểu lòng tôi, y lựa lời nói với Quan nội hầu Quốc công, kêu hắn hàng tuần cho người mang đứa trẻ tới thái ấp. Chỉ là tôi sợ đứa bé mệt mỏi vì đường sá xa xôi, bèn xin phép Trần Quang Khải, để tôi đến nhà Quan nội hầu chơi với đứa nhỏ. Y nghe vậy cũng gật đầu đồng ý.

Mùa xuân năm ấy, Thái sư Trần Thủ Độ mất, truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương. Thái sư tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Nhà Trần lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả.

Lúc dự tang lễ của Thái sư, tôi phát hiện đáy mắt của cha tôi nhuộm màu bi thương. Nhưng tôi không đoán được nguyên do là vì sao.

Sang tháng ba, vua ban cho cha tôi làm Thái sư, nhưng cha từ chối không nhận vì xấu hổ về việc viết chữ lên mạn thuyền. Vua tuy cho ông không nhận chức Thái sư, nhưng lại ban thêm hai chữ "Tướng quốc", thành "Tướng quốc thái uý". Một thời gian sau ông đổ bệnh, lúc tôi biết tin là đã chậm trễ, liền vội vã trở về nhà.

Bấy giờ cha đang nằm trên giường, uống tô thuốc bắc, ông uống được một hớp, lại ho sặc sụa, Tuệ chân phu nhân ngồi bên cạnh lo lắng vuốt vai cho ông.

Từ lần cha mẹ tới đòi tôi về nhà, rất lâu rồi tôi chưa nhìn kỹ cha mình như vậy. Thời gian đúng là không bỏ quên một ai, cha tôi giờ cũng sắp già, vết chân chim ở khóe mắt ngày hiện rõ. Vì ốm đau bệnh tật mà người ông gầy đi trông thấy, sắc mặt xanh xao tới đau lòng.

Tôi bước qua thềm cửa, gọi nhỏ: “Cha mẹ!”

Tướng quốc thái úy và Tuệ Chân phu nhân giật mình quay qua, ai cũng không giấu được vẻ hoảng hốt. Cũng phải tôi, cha tôi sinh bệnh cũng gần được hai tháng, vậy là giờ đứa con gái bất hiếu này mới biết, hẳn cha mẹ phải lao tâm khổ tứ để giấu nhẹm mọi chuyện đi như thế nào.

“Phụng Dương!” Tuệ Chân phu nhân đưa bát thuốc cho Tướng quốc thái úy, bèn ra cửa cầm tay tôi: “Con về từ lúc nào, vậy mà không nói với mẹ một tiếng.”

“Hôm nay phu quân tiện đường, bèn trở con qua.” Tôi lựa lời nói dối, coi như mọi chuyện chỉ là tình cờ.

“Vậy sao? Để mẹ đi kêu người chuẩn bị cơm nước.”

Đoạn rồi Tuệ chân phu nhân liền xuống bếp, trong phòng cũng chỉ còn tôi và Tướng quốc thái úy. Cha tôi uống nốt hớp thuốc, bèn đưa chén ngọc để tôi đặt lên bàn. Có lẽ ông vẫn mệt, liền đắp chăn nằm xuống, điềm nhiên phân phó: “Về rồi thì đi gặp mẹ, bà ấy rất nhớ con.”

“Dạ!”

Sau hôm đó, bệnh của cha tôi không hề thuyên giảm, ngược lại sức khỏe ngày càng sa sút. Thấy vậy tôi liền thẳng thắn hỏi Tuệ chân phu nhân, mẹ tôi biết tôi biết chuyện liền bật khóc.

“Cha sợ con vẫn đau lòng vì chuyện đứa nhỏ nên không muốn con thêm lo lắng.”

Chuyện này giờ đây không đáng bàn tới.

Lai Sinh Chi Nhật, Nguyện Vi Phu Phụ Như SơWhere stories live. Discover now