Chương 69: Dời mộ 2

2.2K 148 39
                                    

Bầu trời âm u oi bức, mặt trời bị mây đen che khuất, xa xa đàn chim đang bay khỏi ngọn núi. Xung quanh phần mộ tổ tiên Khấu gia không hề có một động vật nhỏ nào, không có sinh khí, ngay cả động vật cũng không muốn trú ở đây. Cách phần mộ 5m có lập một bàn thờ, phía trước bàn thờ cắm cờ vàng của Đạo giáo dùng trong tế bái tu sửa phần mộ.

Bỗng có một người nhà họ Khấu cầm cờ vàng, vẻ mặt hoảng hốt chạy đến: "Chú hai, cờ bị gãy."

Người lớn nhà họ Khấu giật mình hoảng sợ, cha Khấu hơi lảo đảo, may mà có Khấu Tuyên Linh kịp thời đỡ ông từ phía sau. Trong Khấu gia, cha Khấu xếp thứ hai, người trông coi cờ vàng là cháu trai của ông. Cha Khấu lên tiếng: "Bị gãy?"

Người kia nói: "Cháu trông coi cờ, vừa xoay người thì bỗng nghe một tiếng rắc, quay đầu lại thì đúng là cờ vàng đã bị gãy ngang."

Cờ vàng của Lệnh kỳ Đạo giáo cắm ở thần đàn có tác dụng như pháp khí truyền lệnh vậy, cũng có tác dụng thăm dò. Lúc thiên sư đang làm phép mà cờ bị gãy hay bị ngã đổ thì chứng tỏ thần linh nhắc nhở không thể tiếp tục. Nếu tiếp tục sẽ có tai họa buông xuống. Ví dụ như xây sửa hay dời mộ, đều là đại sự, cần cắm cờ vàng. Nếu cờ bị gãy ngang hay đổ sập thì không thể tiếp tục dời hay tu sửa mộ.

Người lớn nhà họ Khấu nhỏ giọng thương lượng vài câu, sau đó nói với Khấu Tuyên Linh:

"Chúng ta lên núi xem, xem thủy khẩu."

*Thủy khẩu là chỉ nơi nước chảy vào ra trong một phạm vi nhất định, nếu to có thế bằng một chân huyện, nếu nhỏ thì bằng một thôn làng.

Thông thường mà nói, thủy khẩu bao gồm chỗ nước chảy vào và chỗ nước chảy ra. Chỗ nước chảy vào gọi là Thiên môn, chỗ nước chảy ra gọi là Địa hộ. Thủy khẩu có thể to hoặc nhỏ, đồng thời có giới hạn, căn cứ vào tình hình nước chảy vòng quanh để định.

Thuật phong thủy khi xem thủy, trước tiên cần xem thủy khẩu. Thủy khẩu ở đây chính là chỗ nước vào ra trong môi trường. Thông thường thường xây dựng cầu, xây đình ở chỗ thủy khẩu để "khóa giữ" nguồn nước.

Các nhà phong thủy cho rằng, nước chảy là huyết mạch của long khí, là hình thái bên ngoài của sinh khí, tượng trưng cho của cải vượng suy. Vì vậy, chỗ đóng mở ở thủy khẩu tức là sự khống chế đối với nguồn tài sản của dải đất. Thế của thủy khẩu nên vu hồi, có nhiều gò, núi ngăn chắn để nước không bào mòn vào đất.

Thế là đoàn người đi lên núi, Trần Dương và Lục Tu Chi cũng đi theo sau. Lục Tu Chi đi sát sau lưng Khấu Tuyên Linh, thế mà người nhà họ Khấu gần như không chú ý đến hắn, dù nhìn thoáng qua cũng nhanh chóng dời tầm mắt, giống như sự hiện diện của hắn không khác gì cái cây tảng đá trên núi. Mọi người đi lên núi xem phong thủy ở thủy khẩu núi Bút Giá.

Thế núi có hình rồng, duỗi thân trải dài nằm trên đất. Đất sinh ra khí, sinh khí là mạch, núi chứa sinh khí gọi là long mạch. Long là dương, nước là âm, âm dương sống mái giao hợp, long thủy theo đó thành cát địa. Bởi vậy long, thủy và sinh khí kết hợp chặt chẽ không thể tách rời, phong thuỷ bảo địa phải xem long, sa, thủy cát hung. Trong đó sa tức là đất, ý chỉ sinh khí.

Xông Vào Ngõ Âm DươngWhere stories live. Discover now