156. Giá trị nhân sinh

ابدأ من البداية
                                    

Lỗ Tấn- một văn sĩ Trung Hoa với nhiều sáng tác vẫn mãi ám ảnh độc giả về những biến tướng, ung nhọt trong xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. “A.Q chính truyện” là một trong số đó. Nhân vật A.Q được nhà văn xây dựng như một tấm gương không chỉ phản ánh cho một tầng lớp của xã hội mà còn mang tính dân tộc, tính nhân loại. A.Q được mô tả là một người nông dân nghèo khổ, hằng ngày đi lang thang khắp làng Mùi để làm thuê làm mướn. Cả cuộc đời A.Q là một con số “0” tròn trĩnh, là một chuỗi ngày tháng bị khinh miệt, ghét bỏ, đến nỗi người làng Mùi không giao tiếp với y bằng lời nói mà bằng gậy gộc, bằng những cái cười đùa, bằng những cái tát nảy lửa.

Nhưng nếu dừng lại ở đó, “A.Q chính truyện” sẽ đơn thuần là một lời kết án cho sự vô cảm, thiếu tình người của nhân dân Trung Quốc thời xưa. Lỗ Tấn đã tinh tế hơn khi gắn cho nhân vật A.Q một chứng bệnh-“phép thắng lợi tinh thần”. A.Q luôn ảo tưởng về một quá khứ giàu sang, huy hoàng, luôn khoe khoang về tổ tiên mình dù lai lịch của y rất đỗi mơ hồ, “tên, họ, quê quán đều mập mờ”. Đánh bạc bị lấy mất tiền, A.Q lại tự an ủi mình rằng: “Cứ cho là con nó cướp của bố nó đi” rồi lại tự cho mình là “đồ con sâu”. Ngay cả khi bị xử tử, dẫu có hơi hoảng nhưng y vẫn tự trấn tĩnh: “người ta sinh ra trong trời đất, trước sau cũng có thể một lần bị chặt đầu”.

Tình huống đặt ra đầy trớ trêu, nghịch lý. Sẽ có người cho rằng A.Q mất trí, A.Q không tỉnh táo, A.Q đã mê muội rồi. Thế tại sao Lỗ Tấn lại khắc họa một A.Q mù quáng như vậy? Sao không tạo nên một A.Q cam chịu số phận bi thảm để được người đời họ thương, họ mến? A.Q chết vì sao, phải chăng vì y mãi đến cuối đời vẫn chưa tỉnh ngộ, vẫn bị “phép thắng lợi tinh thần” thôi miên bản thân để giúp chính mình vượt qua nghịch cảnh, để dễ dàng chấp nhận sự thất bại để mỉm cười sống tiếp.

Ban đầu, tôi đối với A.Q là một thái độ chán ghét, tôi ghét A.Q tại sao lại cứ nhốt mình trong ảo giác như thế, tôi ghét A.Q tại sao lại lừa dối và huyễn hoặc chính bản thân mình? Nhưng càng đọc, tôi càng thương nhân vật này hơn, càng nhận ra Lỗ Tấn chính là người thợ gốm đại tài khi tạc nên bức tượng A.Q mang đậm ý nghĩa tố cáo. A.Q dùng “phép thắng lợi tinh thần” để chuyển bại thành thắng, hắn lườm nguýt kẻ thù, cho mình là bố người khác, tự đánh mình mà lại có cảm tưởng là mình đánh người khác. “Liều thuốc tinh thần” ấy khiến A.Q vui, đã cứu vớt A.Q khỏi nỗi nhục nhã bị người đời khinh rẻ nhưng nó không làm A.Q hạnh phúc, đó mới là bi kịch. Chính nỗi bất hạnh cuộc đời A.Q đã vén bức màn đen tối của xã hội thời bây giờ. A.Q chính là sản phẩm, một sản phẩm điển hình nhất của xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến đầy quái thai, biến tướng. “Phép thắng lợi tinh thần” ấy phải chăng là căn bệnh của riêng mỗi A.Q, không, đó là căn bệnh chung của nhân dân Trung Hoa khi họ luôn cho rằng: văn minh vật chất phương Tây cao thật nhưng văn minh tinh thần Trung Quốc còn cao hơn. Họ sống trong hoài niệm về sức mạnh quá khứ, cố gắng dùng chút sức lực cuối cùng để níu kéo thứ uy quyền đã mất để tự trấn an bản thân. Nhưng càng tự cổ vũ bản thân, càng sống trong vỏ bọc tinh thần ấy thì họ càng bị giằng xé bởi chính thực tại phũ phàng. Rồi sẽ có nhiều A.Q nữa, họ cũng sẽ sống trong cảm giác đắc thắng, rồi cũng sẽ chết đi như A.Q thôi. Lỗ Tấn tạo nên A.Q không chỉ để vẽ nên một bức tranh thời đại đầy kì dị mà còn như một hồi chuông cảnh tỉnh, gọi thức sự tỉnh táo của người dân Trung Hoa. Như thế, A.Q đích thực là nhân vật “mang nghĩa thể hiện các giá trị nhân sinh” vì qua đó, nhà văn đã cứu vớt những con người thoát khỏi “căn bệnh A.Q”.

VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI حيث تعيش القصص. اكتشف الآن