Căn bệnh đạo đức giả

2.4K 16 0
                                    

Trình bày suy nghĩ về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả trong cuộc sống

Mở bài:

Các sự vật, hiện tương trong cuộc sống này luôn tồn tại hai mặt đối lập của nó. Xã hội con người cũng vậy. Có nhiều người biết sống tốt đẹp, biết tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực. Ngược lại cũng không ít kẻ sống giả trá, lừa lọc, luôn dựa dẫm vào người khác. Có người sống chân thực, đạo cao đức trọng. Ngược lại, cũng có không ít kẻ sống bằng bộ mặt đạo đức giả tạo. Họ lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt của người khác, tư lợi cho riêng mình. Điều đó đem đến không ít nguy hại cho đời sống xã hội. (Căn bệnh đạo đức giả)

Thân bài:

* Đạo đức là gì?

Đạo đức là toàn bộ những tiêu chuẩn, những nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức cũng là những phẩm chất tốt đẹp của con người tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đã được thừa nhận. Đạo đức chỉ có được qua quá trình rèn luyện kiên trì và lâu dài.

Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.

Đạo đức giả là gì?

Đạo đức giả là đạo đức không chân thật. Đạo đức giả biểu hiện ở cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ bọc đạo đức bề ngoài để che đậy bản chất xấu xa bên trong nhằm đánh lừa người khác, mưu lợi riêng cho mình.

Đạo đức giả là tình trạng con người bề ngoài tỏ ra đạo đức nhưng trong ý nghĩ và trong lòng chứa nhiều âm mưu, thủ đoạn và sự gian trá.

* Những biểu hiện của bệnh đạo đức giả:

Kẻ đạo đức giả thường xây dựng một vẻ bề ngoài thân thiện và gần gũi. Họ thường dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bề ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong.

Kẻ đạo đức giả hay dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện.

Mục đích của việc che đậy này là nhằm đánh lừa người khác tin vào cái hình thức đàng hoàng ấy. Từ việc chiếm được lòng tin của người khác, kẻ đạo đức giả sẽ thu về cho mình những lợi ích.

Trong cuộc sống hiện nay, thói đạo đức giả có ở khắp mọi nơi, mọi chỗ, rất khó bị phát giác và là bạn đồng hành với tâm lí cả tin. Nó nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng khó nhận biết.

* Nguyên nhân của căn bệnh đạo đức giả:

Sự xuống cấp của nền đạo đức, văn hóa trong xã hội khiến nhiều người sống giả dối. Khi mà cả xã hội bắt đầu quen với việc nói dối, làm giả thì căn bệnh đạo đức giả cũng bùng phát. Con người vì lợi ích riêng tu mà bất chấp thủ đoạn, sẵn sàng chà đạp lên đạo lí và tình người.

Sự suy đồi đạo đức của con người trong thời đại kinh tế thị trường khiến cho nhiều kẻ đạo đức giả xuất hiện. Họ lợi dụng các quy luật thị trường để trang bị cho mình ngững kĩ năng lừa gạt người khác. Tốc độ tăng trường nhanh chống của nền kinh tế, khiến cho nhiều người vì lòng tham mà dẫm đạp lên tình nghĩa.

VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ