156. Giá trị nhân sinh

2.8K 20 14
                                    

[NLVH] NHÂN VẬT BAO GIỜ CŨNG LÀ YẾU TỐ MANG NGHĨA THỂ HIỆN CÁC GIÁ TRỊ NHÂN SINH

Đề: Có ý kiến cho rằng: “Trong tác phẩm tự sự như tiểu thuyết, truyện ngắn hay tác phẩm kịch, nhân vật bao giờ cũng là yếu tố mang nghĩa thể hiện các giá trị nhân sinh”

Anh (chị) hãy bàn luận về ý kiến trên.

BÀI LÀM

Nhà văn Phê-đin từng cảm thán về tác phẩm “Phục sinh” của văn hào Lev Tolstoy rằng: “Nhêkhliuđốp là một công cụ tinh vi, sắc bén – ngoài Nhêkhliuđốp ra, không ai có thể vạch ra tốt hơn những bí mật của bọn người nhà nước đang nắm giữ chính quyền, cũng như những bí mật của tâm hồn người Nga đang bị bóp nghẹt dưới chế độ Nga hoàng…Hãy thay thế Nhêkhliuđốp bằng một nhân vật khác, và như vậy “Phục sinh” cũng mất theo”. Phải chăng, nhân vật văn học chiếm một vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống còn của tác phẩm? Phải chăng, qua mỗi nhân vật ta sẽ hiểu hơn về những triết lý, giá trị của cuộc đời, sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về thời đại? Thật vậy, “trong tác phẩm tự sự như tiểu thuyết, truyện ngắn hay tác phẩm kịch, nhân vật bao giờ cũng là yếu tố mang nghĩa thể hiện các giá trị nhân sinh”

          Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó chính là phương tiện, là công cụ để người nghệ sĩ bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề nhức nhối của xã hội, những “giá trị nhân sinh” trong cuộc sống. Qua hình tượng nhân vật, bạn đọc sẽ có nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn về cuộc đời. Hay nói cách khác, nhân vật văn học chính là chìa khóa để độc giả “hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội” (Phạm Văn Đồng). Có thể nói rằng, nhân vật nghệ thuật chính là con thuyền chuyên chở những gửi gắm, tâm tư của người nghệ sĩ, để khi cập bến, bạn đọc sẽ nhận ra những bài học quý giá để hiểu đời hơn, hiểu mình hơn. Đã hoàn toàn chính xác khi nói rằng: “Trong tác phẩm tự sự như tiểu thuyết, truyện ngắn hay tác phẩm kịch, nhân vật bao giờ cũng là yếu tố mang nghĩa thể hiện các giá trị nhân sinh”.

          Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã cho rằng: “Văn học và cuộc đời là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Phải chăng, nghệ thuật muôn đời vẫn mãi hướng ngòi bút về con người, lấy con người làm đối tượng để phản ánh? Chính số phận, tình cảm, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện là thứ đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn độc giả. Sẽ ra sao nếu người nghệ sĩ quên đi tầm quan trọng của con người đối với văn chương để rồi tìm kiếm những thứ quá xa vời, huyễn hoặc? Người đọc tìm đến nghệ thuật như thể tìm đến một suối nước trong lành để được nếm trải những kiếp người, những phận đời, những hoàn cảnh khác nhau để được hiểu con người hơn, để sống như một con nguời chân chính. Để đáp lại tình cảm đó, làm sao nhà văn có thể xây dựng nên những nhân vật một cách cẩu thả, hời hợt, mỗi nhân vật ra đời phải là kết tinh của cả một quá trình học hỏi, tìm tòi những sự thực ở cuộc đời.

          Có ý kiến cho rằng tác phẩm văn học phải khắc họa nhân vật “mang nghĩa thể hiện các giá trị nhân sinh”. Vậy “giá trị nhân sinh” ở đây là gì và tại sao văn chương phải phản ánh nó? Vấn đề nhân sinh là những thứ vốn tồn tại khắp mọi nơi trong cuộc sống chúng ta, chỉ vì đôi lúc chúng ẩn khuất đằng sau những bộn bề lo toan nên vô tình ta không nhìn thấy. Đó cũng là lí do vì sao nhà văn có nhiệm vụ giúp độc giả khám phá những chân lý, và nhân vật văn học là công cụ giúp họ hoàn thành sứ mệnh ấy. Nhà văn Ý Claudio Magris đã nhận xét: “Văn học không quan tâm đến những câu trả lời mà nhà văn đem lại mà chỉ quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời nào”. Đến với mỗi tác phẩm, ta không thể là một độc giả thụ động chỉ biết chấp nhận những triết lý mà nhà văn đưa ra, ngược lại, họ phải tìm tòi và khám phá không ngừng để trả lời những câu hỏi mà người nghệ sĩ mở ra nơi số phận của nhân vật. Có bao giờ khi tìm đến một tác phẩm, ta bỗng cảm thấy hình như bản thân mình cũng cho chút niềm vui khi thấy nhân vật hạnh phúc? Có bao giờ ta đọc một áng văn, dõi theo cuộc đời một nhân vật để rồi cất lên câu hỏi: “Sao số phận họ lại bế tắc và khốn khổ như vậy?” hay “Sao cái ác lại lộng hành như thế?”,… Mỗi câu hỏi được đưa ra là một lần bạn đọc đến gần hơn với nhân vật, họ muốn lý giải những khúc mắc, những câu hỏi về cuộc đời của nhân vật ấy, để rồi từ đó sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa con người và thời đại. Marxim Gorki đã nói: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”, bởi lẽ, khi một câu hỏi được giải đáp, độc giả sẽ hiểu về chính mình nhiều hơn.

VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Where stories live. Discover now