Bệnh hình thức

1K 5 0
                                    

Đề bài: Suy ngẫm về kỉ lục – bệnh hình thức và sự lãng phí thông qua câu chuyện Tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam nhưng không có giá trị sử dụng, gây lãng phí một lượng lớn thực phẩm.

Bài 1

Trải qua bao thăng trầm khó khăn của lịch sử để hình thành nên một đất nước phát triển như ngày hôm nay thì tiết kiệm là một trong những đức tính quan trọng hơn cả. Tuy nhiên, đáng buồn thay, khi bước vào thời đại mới, có của ăn của để thì con người như vô tình “quên” đi đức tính vàng ấy.

Trên các trang báo mạng nổi tiếng như VnExpress vừa qua đã đưa tin về kỷ lục hủ tiếu lớn nhất Việt Nam tại Đồng Tháp. Tô hủ tiếu khổng lồ này có đường lính là 150cm, sâu 70cm. Để thực hiện kỷ lục này, sự chuẩn bị là hết sức công phu: 100kg hủ tiếu gạp, 100kg thịt, 60 lít nước súp và các loại rau, gia vị khác. Sau khi tô hủ tiếu được hoàn thành, do thời gian trưng bày quá dài nên đã xảy ra sự cố: nước phở, thịt nguội lạnh, bánh phở nở trương không ngon. Quả thật đât không phải là kỷ lục bát hủ tiếu lớn nhất mà là kỷ lục phí phạm nhất.

Từ mẩu tin này gợi nhắc đến căn bệnh trong xã hội ngày nay, đó là bệnh hình thức. Ban tổ chức đã sáng tạo và làm tô hủ tiếu lớn nhất mà không hề nghĩ đến hậu quả đó là trưng bày kéo dài thời gian khiến cho tô hủ tiếu bị trương, dẫn đến lãng phí. Có thể thấy rằng, bệnh hình thức là thích khoe khoang, thể hiện, muốn gây được sự chú ý và thán phục của mọi người. Nhưng hình thức chỉ là cái vỏ bên ngoài mà thôi, cốt lõi bên trong mới là điều quan trọng.

Trong tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, cảnh đám ma cụ cố Hồng diễn ra vô cũng lố bịch, nửa tây nửa ta. Một đám ma mà người ta chỉ chăm chút diện những bộ trang phục mà bao lâu nay mới có dịp để diện. Một đám ma tổ chức “linh đình” như một sự phô trương đến kệch cỡm.

Hay như hiện nay, có rất nhiều người lắm tiền, những sự kiện đám cưới, đám ma, họ đều tổ chức cực kì hoành tráng, đắt tiền. Ví dụ như một đám cưới cho cô con gái chưa đủ mười tám tuổi “cưới chui”, xe đón dâu phải là hãng danh giá kèm theo hàng chục xe con khác hộ tống như Nguyên thủ quốc gia. Không những vậy lại còn có thêm dàn âm thanh “nhạc sống” với kèn sắc-xô-phôn, viôlông, piano… Người người nhà nhà tò mò ra xem đám cưới nhà giàu kèm theo đó không phải là những lời khen mà đều là lời chê bai một đám cưới lố lăng, không hề phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt.

Nếu cho rằng, người Việt Nam hiện nay thích khoe khoang thì có thể là một nhận định mang tính “đánh đồng” toàn bộ. Nhưng cũng cần phải phê phán những bộ phận con người thích khoe khoang, hình thức. Còn nhớ một vấn đề đã từng gây xôn xao dư luận đó là ý kiến đề xuất: thay thế toàn bộ sách giáo khoa tiểu học bằng máy tính bảng thông minh. Liệu rằng ý kiến này có phù hợp với nền kinh tế chung của nước ta hiện nay? Đâu phải gai đình nào bố mẹ cũng có thể sắm được cho con cái một máy tính bảng? Hơn nữa, việc học sinh sử dụng máy tính bảng ở cấp một, rồi lên đến cấp hai, cấp ba lại dùng sách giáo khoa thông thường thì liệu có khả quan?

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị cha già của dân tộc, có địa vị cao nhưng người luôn sống tiết kiệm, những bữa cơm của Người là rau dưa đạm bạc, quần áo Người mặc chỉ có hai ba bộ nhưng bộ nào cũng gọn gàng, chỉnh tề. Đó là tấm gương của lối sống giản dị, tiết kiệm mà chúng ta cần phải noi theo, thay vì việc chạy theo những hình thức lố bịch.

VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Where stories live. Discover now