Lợi ích và tác hại sử dụng Facebook

Bắt đầu từ đầu
                                    

+ Làm phong phú đời sống tinh thần con người.

+ Mở rộng, lan tỏa thông tin, kết giao bạn bè, quảng cáo sản phẩm… (facebook là công cụ độc đáo và hiệu quả để tìm ra tội phạm, tố cáo hành vi phạm tội…)

+ Hỗ trợ công tác tuyên truyền cho các hoạt động từ thiện, nhân đạo, môi trường… hiệu quả…

- Những điều không tích cực của việc sử dụng mạng xã hội:

Tác hại của facebook

+ Lạm dụng mạng xã hội đã dẫn đến tình trạng phụ thuộc (gọi là nghiện Face – theo các nhà nghiên cứu đại học Anh thì một người truy cập facebook hơn 10 lần/ngày được xem là nghiện); dẫn đến mất thời gian, mất tập trung vào công việc.

+ Những thông tin ở mạng xã hội không được kiểm chứng, xác thực vì vậy có thể tạo ra những thông tin không chính xác, gây hậu quả đáng tiếc cho cá nhân và xã hội. Sử dụng facebook với mục đích xấu (nói xấu, bôi nhọ danh dự, giả mạo để trục lợi…) sẽ gây ảnh hưởng đến xã hội.

+ Những thông tin ở facebook có thể tạo áp lực cho các cá nhân, dẫn tới mất tự chủ, mất kiểm soát, trầm cảm… Facebook kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại.

+  Facebook làm gia tăng tệ nạn xã hội: những hành vi bạo lực, lừa gạt tình dục, lừa gạt tài sản, bắt cóc… do những kẻ đã lợi dụng facebook để kiếm lợi cho bản thân. Không ít người trở thành nạn nhân của trộm cắp vì chia sẻ nhiều, lộ ra những bí mật cá nhân, thời gian vắng nhà…

(2) Nguyên nhân

- Do cơ chế quản lí lỏng lẻo của facebook

- Do nhận thức của các cá nhân và trình độ sử dụng, ứng dụng công nghệ chưa cao; mất cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo công nghệ; do tâm lí chạy theo xu hướng, thói quen của cộng đồng…

(3) Giải pháp

- Các quốc gia và các cơ quan hữu trách phải nghiên cứu để kiểm soát, quản lí facebook một cách chặt chẽ hơn. Phải tăng cường giáo dục và tự giáo dục về “văn hoá trên mạng”. Nhà trường, gia đình và xã hội phải quản lí, giáo dục, định hướng cho con em mình chặt chẽ, hiệu quả hơn.

- Kiểm soát thời gian sử dụng và nội dung facebook của cá nhân, không gây ảnh hưởng, tác động xấu đến người khác.

- Chọn lọc, thẩm định các thông tin trước khi chia sẻ, bình luận.

- Tổ chức các hình thức hướng dẫn người sử dụng, các diễn đàn trao đổi, các chuyên gia tư vấn.

c) Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức: Mạng xã hội không hề xấu hay có hại, có chăng là người sử dụng chưa biết tận dụng đúng cách. Hãy để mạng xã hội dừng lại ở mức là món ăn tinh thần, là phương tiện kết nối bạn bè, đem lại lợi ích thật.

- Bài học hành động:

+ Xem facebook như trang thông tin cá nhân, cần coi trọng thông tin của mình cũng như của người khác.

+ Xây dựng văn hóa sử dụng mạng xã hội, chọn lọc các thông tin hữu ích, phù hợp.

3. Kết bài

- Cuộc sống thực vô cùng rộng lớn và hấp dẫn với bao điều bí ẩn, diệu kì sao ta lại chỉ đắm chìm trong thế giới ảo? Thời gian của đời người thật ngắn ngủi sao ta lại tiêu phí thời gian vào những điều vô bổ, thậm chí có hại? Làm sao tìm lại được thời gian đã mất ? Vậy phải biết quí cuộc sống này trong từng phút giây, phải biết sống sao cho thật ý nghĩa.

- Sự tồn tại của Facebook cũng như sự ra đời của nhiều phần mềm, ứng dụng, trang mạng mới để kết nối như Google Plus, Zing Me… sẽ còn hấp dẫn người dùng nhiều hơn nữa. Điều quan trọng là chúng ta nhạy bén tiếp thu nhưng cũng thông minh và thận trọng sử dụng hiệu quả để không trở thành nạn nhân của nó.

VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ