Chương 69

652 22 3
                                    

Thiên Xu là Đỗ Uyển Minh, Nam Minh ta cũng nhớ ra rồi, tên là Khương Tông Đạc. Chả trách sau khi ta lên thiên đình, hắn vẫn luôn xem ta như địch thủ. Khi ta ở nhân gian, kỳ thật cũng không hợp nhau với hắn. Cha hắn là võ tướng nhị phẩm, so với bậc quan của cha ta còn thấp hơn một chút, ngày lễ ngày tết, vẫn thường xuyên biếu tặng nhà ta vài thứ. Nhưng tiểu tử này từ nhỏ cũng rất có khí phách, chưa hề cùng cha hắn đến tiếp kiến (*viếng thăm) nhà ta.

Đỗ Uyển Minh ba chữ, khi còn nhỏ đã từng là cơn ác mộng của ta. Cha hắn cùng cha ta năm đó là tiến sĩ đồng bảng, nhưng thăng quan không thuận lợi như cha ta, về sau đảm nhiệm chức Ngự Sử đại phu cũng không đạt được kết quả tốt. Đỗ Uyển Minh sinh ra cùng năm với ta. Từ nhỏ được phong làm thần đồng, cha ta thường xuyên mang ta ra so sánh với hắn. Đỗ Uyển Minh ba tuổi có thể xếp sau Mạnh Tử, ta ba tuổi ngay cả hai câu luận ngữ cũng đọc cà lăm; Đỗ Uyển Minh năm tuổi có thể mô phỏng theo nét chữ của nhị Vương, ta năm tuổi chữ còn viết nghiêng lệch xiêu vẹo; Đỗ Uyển Minh bảy tuổi làm một bài phú về phong lan được truyền tụng khắp kinh thành, ta bảy tuổi ngay cả vế đối là gì cũng nắm không rõ. Lão cha ta ngày đêm đều ước ao con trai của Đỗ gia, nhìn ngang nhìn dọc thấy con của mình vẫn không bằng con người ta đâm ra tức giận, vô cùng đau đớn. Đau đớn dữ dội, liền thưởng cho ta một trận đòn. Cha ta thường xuyên thở dài nói: “Ta dù con đường thăng quan gặp nhiều may mắn, chức quan cao hơn người ta. Nhưng sau mấy năm nữa, khi thằng nhãi ranh này trưởng thành, Tống gia nhất định sẽ khó mà bì kịp Đỗ gia.”

Cha ta khi đó làm quan, cùng dốc tiền tu sửa một cái trường tư, là vì muốn đưa con trai mình vào đó học tập. Thật ra cũng là vì bồi đắp tình nghĩa đồng môn tương hỗ lẫn nhau cho thế hệ sau, để mai này khi vào triều làm quan có thể chiếu cố cho nhau, con đường tương lai có thể thuận lợi trôi chảy. Khi ta mười tuổi, Đỗ Uyển Minh cũng vào trường tư học tập, lão cha ta lập tức một cước đá ta vào trường tư.

Sau khi ta vào trường tư, liền phát hiện, có nhiều người trong trường tư phần đông đều đồng cảnh ngộ với ta. Mọi người từ nhỏ đều bị cha mẹ lão tử đem ra so sánh với Đỗ Uyển Minh, chịu hết vố số khổ cực. Thấy mầm mống tai họa này, thì răng nanh đều ngứa ngáy, thường xuyên kiếm chuyện sinh sự gây khó dễ bắt nạt Đỗ Uyển Minh để trút giận.

Đỗ Uyển Minh bộ dạng gầy yếu, vô cùng dễ bắt nạt, hơn nữa khi ức hiếp hắn, thì hắn chỉ biết im lặng chịu đựng, như thế nào cũng không hé môi lên tiếng. Khiến cho người ta nhịn không được càng muốn tiếp tục khi dễ hắn hơn nữa. Một lần rồi lại một lần, rồi thêm nhiều lần nữa, hắn càng ngày càng nhận lấy nhiều cơn trút giận vô cớ hơn. Đỗ gia cùng Hoằng Uy đại tướng quân Khương gia là chỗ láng giềng, Đỗ Uyển Minh và Khương Tông Đạc từ bé lớn lên cùng nhau, Khương Tông Đạc ở trong trường tư che chở cho hắn, ra mặt giúp hắn, quan hệ của hai người bọn họ vốn không tồi.

Nhưng có một ngày, ta còn nhớ ta ngẫu nhiên đi ngang qua hành lang trường tư, thấy có một quyển vở nằm trong vũng bùn trong viện, dính đầy nước bùn. Ta nghĩ là của người khác làm rơi, liền tiện tay nhặt lên, lấy tay áo lau lau chùi chùi nước bùn dính trên mặt bìa, đang chùi, vừa ngẩng đầu lên, thì trông thấy Đỗ Uyển Minh đang đứng im lặng trước mặt ta mà nhìn ta, ta mới biết được quyển vở này hóa ra là của hắn, xem ra là bị mấy hài tử khác ném vào trong vũng bùn. Ta cho rằng, bổn thiếu gia nếu đã nhặt nó lên lau chùi rồi, nhìn thấy bộ dáng của Đỗ Uyển Minh đáng thương như vậy, liền xuất ra một cái nhân tình trả lại cho hắn. Vì thế liền đem quyển vở trả cho hắn. Hắn nhẹ giọng nói một câu tạ ơn, ta rộng lượng mà nói lại một tiếng không có gì, rồi quay trở vào phòng.

Đào hoa trái - Đại Phong Quát QuáWhere stories live. Discover now