VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

By Yang1403

424K 3.5K 158

[I] Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí ( bàn luận về một tư tưởng, 1 quan niệm, 1 ý kiến, 1 câu danh ngô... More

1. Nhận định của Rene Descartes
2. Suy nghĩ về ý kiến
3. Nhận định của Môngtexkiơ
4. Nỗ lực học
5. Giữ lấy truyền thống dân tộc
6. Bệnh thành tích
7. Hiện tượng sống ảo
8. Không học không biết đạo lí
9. Lý tưởng sống của thanh niên
10. Sống đẹp, trọn vẹn
11. Hiện tượng nghiện facebook
12. Sống biết tôn trọng lẽ phải
Tôn trọng người khác, lối sống cao đẹp
Sáng tạo học tập
Nếp sống văn hóa
Năng động sáng tạo
Tính tự lập trong cuộc sống
Sử dụng điện thoại
Vấn nạn sử dụng điện thoại thông minh hiện nay
Sức mạnh của lời nói
Ảnh hưởng của lời nói
Ý chí nghị lực trong lao động
Hiện tượng nghiện internet
Vấn đề sử dụng ngôn ngữ của HS
Vai trò của đồng tiền
Giá trị của thời gian
Sống cho và nhận
Thất bại và thành công (1)
Lòng can đảm và tính hèn nhát
Suy nghĩ về vinh và nhục
Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ
Vấn nạn khủng bố
Ý chí nghị lực trong cuộc sống
Thất bại và thành công (2)
Lười nhác và ăn chơi
Lối đi ngay dưới chân mình
Dám hành động
Con người và quê hương
Tình thương là hạnh phúc của con người
Ước mơ lớn
Sống có mục đích
Vai trò của việc nhận rõ bản thân
Trách nhiệm với bản thân và sống vị kỉ
Tính khiêm tốn
Suy nghĩ về danh và lợi
Căn bệnh đạo đức giả
Quá khứ, tương lai và hiện tại
Rèn luyện kĩ năng sống của hs
Sống biết ước mơ
Mối quan hệ giữa cho và nhận
Mối quan hệ giữa nói và làm
Mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc
Lòng vị tha
Nguyên nhân hiện tượng vô cảm
Hiện tượng học chay, học vẹt
Hành trang tri thức hội nhập thế giới
Suy nghĩ về đạo đức, tác phong của hs
Căn bệnh nói dối, giả dối
Vấn đề đọc sách của hs
Giữ gìn vệ sinh trường lớp
Tinh thần tự học
Lòng hiếu thảo
Kỉ luật để thành công
Lớn lên cùng sách
Nước mắt tha nhân
Biết giữ chữ tín
Đọc sách và sống chậm lại
Đọc sách mỗi ngày
Bảo vệ môi trường thiên nhiên
Ý thức trong việc hát quốc ca
Lòng tự tin
Ý nghĩa và lợi ích của việc học Ngữ văn
Góc nhìn khác, suy nghĩ khác
Thói quen tiết kiệm
Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay
Tình bạn
Thói quen nghiện chụp ảnh "Tự sướng"
Một quyển sách tốt là một người bạn hiền
Khiếm tốn và giản dị
Học tập là cuốn vở không có trang cuối
Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
Nạn bạo hành trẻ em
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Vượt gian khó để thành công
Suy nghĩ ý kiến M. Luther King
Lòng can đảm
Suy nghĩ câu nói của Nam Cao
Suy nghĩ câu nói của Frank Tyger
Lối đi đường đời
Suy nghĩ câu nói của J. Rousseau
Suy nghĩ câu nói của Prank A.Clark
Suy nghĩ câu nói của Voltaire
Suy nghĩ câu nói của Anbur F. Lenaban
Suy nghĩ câu nói của Pascal
Suy nghĩ câu nói của Victor Hugo
Suy nghĩ câu nói của Helen Keller
Suy nghĩ câu nói
Suy nghĩ câu nói
Suy nghĩ câu nói của M. Luther King
Sống ý nghĩa
Suy nghĩ câu nói của Lã Khôn
Biết lắng nghe
Văn học là nhân học
Suy nghĩ câu nói của Đặng Thùy Trâm
Nghị luận về nhận định
Vai trò của nguồn nước sạch
Hiện tượng ăn mặc sexy
Văn hóa cảm ơn, xin lỗi
Suy nghĩ câu nói của M.Gorki
Nghị luận về nhận định
Nghị luận về thành công
Suy nghĩ về câu nói của nhà triết học
Thể hiện quan điểm trước cuộc vận động...
Lợi ích và tác hại sử dụng Facebook
Trách nhiệm hs giảm TNGT
Trách nhiệm hs trong việc lãng phí
NL về ý kiến
Suy nghĩ nhận định của Nguyễn Khải
Cản nhận về một confessions
Nghị luận hạnh phúc là gì ?
Cảm nghĩ về U23 VN
Suy nghĩ câu nói của Lép-xtôi
Cản nhận về một confessions
Suy nghĩ câu nói của Lép-xtôi
Cảm nhận tác phẩm văn học
Nghèo có gì sai ?
Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ
Nghịch cảnh trong cuộc sống
Suy nghĩ câu nói của De Cursen
Thành công và thất bại (3)
Vấn đề ấu dâm
Lời nói
Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ
Đời người
Tình yêu và con đường đến với văn chương
Cha mẹ luôn bên con
Bài học cuộc sống
Người truyền lửa trong tôi
Sự vô cảm
Suy nghĩ về hai từ "Phải chi"
Hành trình của U23 VN
Viết cho tuổi 17
Nỗi sợ hãi
Số phận của người phụ nữ
Tết cổ truyền và hiện nay
Lối sống giới trẻ
Con nhà người ta
Trân trọng thời học sinh
Giá trị con người
Lòng tự trọng
Vứt rác bừa bãi
Bạo lực học đường
Sách là ngọn đèn...
155. Bệnh thành tích (tiếp)
156. Giá trị nhân sinh

Bệnh hình thức

1K 5 0
By Yang1403

Đề bài: Suy ngẫm về kỉ lục – bệnh hình thức và sự lãng phí thông qua câu chuyện Tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam nhưng không có giá trị sử dụng, gây lãng phí một lượng lớn thực phẩm.

Bài 1

Trải qua bao thăng trầm khó khăn của lịch sử để hình thành nên một đất nước phát triển như ngày hôm nay thì tiết kiệm là một trong những đức tính quan trọng hơn cả. Tuy nhiên, đáng buồn thay, khi bước vào thời đại mới, có của ăn của để thì con người như vô tình “quên” đi đức tính vàng ấy.

Trên các trang báo mạng nổi tiếng như VnExpress vừa qua đã đưa tin về kỷ lục hủ tiếu lớn nhất Việt Nam tại Đồng Tháp. Tô hủ tiếu khổng lồ này có đường lính là 150cm, sâu 70cm. Để thực hiện kỷ lục này, sự chuẩn bị là hết sức công phu: 100kg hủ tiếu gạp, 100kg thịt, 60 lít nước súp và các loại rau, gia vị khác. Sau khi tô hủ tiếu được hoàn thành, do thời gian trưng bày quá dài nên đã xảy ra sự cố: nước phở, thịt nguội lạnh, bánh phở nở trương không ngon. Quả thật đât không phải là kỷ lục bát hủ tiếu lớn nhất mà là kỷ lục phí phạm nhất.

Từ mẩu tin này gợi nhắc đến căn bệnh trong xã hội ngày nay, đó là bệnh hình thức. Ban tổ chức đã sáng tạo và làm tô hủ tiếu lớn nhất mà không hề nghĩ đến hậu quả đó là trưng bày kéo dài thời gian khiến cho tô hủ tiếu bị trương, dẫn đến lãng phí. Có thể thấy rằng, bệnh hình thức là thích khoe khoang, thể hiện, muốn gây được sự chú ý và thán phục của mọi người. Nhưng hình thức chỉ là cái vỏ bên ngoài mà thôi, cốt lõi bên trong mới là điều quan trọng.

Trong tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, cảnh đám ma cụ cố Hồng diễn ra vô cũng lố bịch, nửa tây nửa ta. Một đám ma mà người ta chỉ chăm chút diện những bộ trang phục mà bao lâu nay mới có dịp để diện. Một đám ma tổ chức “linh đình” như một sự phô trương đến kệch cỡm.

Hay như hiện nay, có rất nhiều người lắm tiền, những sự kiện đám cưới, đám ma, họ đều tổ chức cực kì hoành tráng, đắt tiền. Ví dụ như một đám cưới cho cô con gái chưa đủ mười tám tuổi “cưới chui”, xe đón dâu phải là hãng danh giá kèm theo hàng chục xe con khác hộ tống như Nguyên thủ quốc gia. Không những vậy lại còn có thêm dàn âm thanh “nhạc sống” với kèn sắc-xô-phôn, viôlông, piano… Người người nhà nhà tò mò ra xem đám cưới nhà giàu kèm theo đó không phải là những lời khen mà đều là lời chê bai một đám cưới lố lăng, không hề phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt.

Nếu cho rằng, người Việt Nam hiện nay thích khoe khoang thì có thể là một nhận định mang tính “đánh đồng” toàn bộ. Nhưng cũng cần phải phê phán những bộ phận con người thích khoe khoang, hình thức. Còn nhớ một vấn đề đã từng gây xôn xao dư luận đó là ý kiến đề xuất: thay thế toàn bộ sách giáo khoa tiểu học bằng máy tính bảng thông minh. Liệu rằng ý kiến này có phù hợp với nền kinh tế chung của nước ta hiện nay? Đâu phải gai đình nào bố mẹ cũng có thể sắm được cho con cái một máy tính bảng? Hơn nữa, việc học sinh sử dụng máy tính bảng ở cấp một, rồi lên đến cấp hai, cấp ba lại dùng sách giáo khoa thông thường thì liệu có khả quan?

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị cha già của dân tộc, có địa vị cao nhưng người luôn sống tiết kiệm, những bữa cơm của Người là rau dưa đạm bạc, quần áo Người mặc chỉ có hai ba bộ nhưng bộ nào cũng gọn gàng, chỉnh tề. Đó là tấm gương của lối sống giản dị, tiết kiệm mà chúng ta cần phải noi theo, thay vì việc chạy theo những hình thức lố bịch.

Để chữa căn bệnh hình thức và sự lãng phí này, thì bản thân mỗi công dân cần nhận thức về nền kinh tế nước nhà. Chúng ta không phải nước phát triển, còn lạc hậu so với nhiều nước bạn bè. Muốn đất nước phát triển thì mỗi cá nhân cần có đức tính tiết kiệm. Hãy luôn ghi nhớ, chúng ta đã từng diệt “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm” như thế nào trong những năm bom đạn chiến tranh bằng khẩu hiệu: “Một miếng khi đối bằng một gói khi no.

Bài 2

Trời chiều trong xanh, tôi đi bộ trên những con đường Hà Nội rợp bóng cây và ngắm nhìn Hà Nội. Hà Nội nay khác xưa nhiều quá. Những dãy nhà xây lệch nhau nhô ra giữa đường, những biển hiệu quảng cáo cỡ lớn, cỡ nhỏ đủ màu. Trên đường, những quán hàng đổ thức ăn bừa bãi. Thật buồn! Phải chăng con người ngày nay đang chạy đua cùng đồng tiền, cũng hình thức mà lỡ để mình buông lơi trong lối sống lãng phí, xa hoa.

Điểm qua tin tức trên các trang mạng, tôi đọc được một bài báo với tựa đề: “Nghìn người chờ ăn tô hủ tiếu to nhất Việt Nam nhưng phải đổ bỏ”. Bài báo đã chỉ ra sự lãng phí không cần thiết khi làm một tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam, chỉ để đật được một kỷ lục. Liệu đó là điều nên làm chăng? Tô hủ tiếu ấy sẽ được mọi người ca ngợi, tán thưởng?

Ngày nay, xã hội phát triển không ngừng, con người luôn chạt theo những giá trị vật chất, đồng tiền và bị những hào quang của danh vọng làm mờ mắt. Với một nước đang phát triển như Việt Nam, kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng lại có rất nhiều người đặc biệt là giới trẻ vì quá coi trọng hình thức mà lãng phí tiền của. Những chiếc điện thoại smart phone đắt tiền, những bộ quần áo hàng hiệu hợp “mốt” luôn được mọi người ưa chuộng. Bởi họ coi đó là một cách để thể hiện bản thân, để khẳng định mình với mọi người. Không chỉ vậy, người ta sẵn sàng chi ra những món tiền lớn để giúp mình trở nên xinh đẹp hơn nhờ phẫu thuật thẩm mỹ. Hay trên đường phố những biển hiệu quảng cáo phải to, rộng mới thể hiện được đẳng cấp.

Thế nhưng, chúng ta đã bao giờ tự hỏi tiêu chí đánh giá một con người có phải chỉ qua hình thức? Chạy đua hình thức là căn bệnh mà hầu hết chúng ta đang mắc phải. Chúng ta đã một lần dừng lại và suy ngẫm bản chất thực sự của một con người không nằm trên quần áo, không nằm ở các nhãn mác hàng hiệu, ở đôi giày bóng nhẫy, ở chiếc điện thoại chúng ta cầm mà nó nằm ở tâm hồn mỗi người, nó thể hiện qua hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói của người đấy. Cũng giống như những cửa hiệu, biển quảng cáo lộng lẫy không thể khẳng định được chất lượng của sản phẩm. Vì sao khi rất nhiều người thích uống một cuốc cafe Starburk với giá cả trăm ngàn hơn một ly café Trung Nguyên chỉ mấy chục ngàn mà chất lượng cũng không thua kém? Mọi người bỏ nhiều tiền chỉ để mua thương hiệu, sự sành điệu chứ không phải để thưởng thức nó.

Bệnh hình thức và sự lãng phí ngày nay thực sự đã ảnh hưởng đến lối sống và cách nghĩ của rất nhiều người. Họ có cách nghĩ sai lệch về giá trị của đồng tiền và dùng nó vào những việc vô ích. Tôi chợi nhớ đến bài thơ “Tiến sĩ giấy” của tác giả Nguyễn Khuyến, bài thơ phê phán cả xã hội dùng tiền để mua danh vọng, mua chức vị và cái danh hiệu tiến sĩ đã trở nên tầm thường biết mấy. Căn bệnh hình thức đã dẫn đến sự lãng phí, tốn nhiều tiền bạc mà ít ai quan tâm. Hình thức có thể làm ta tự tin, hào nhoáng hơn nhưng đâu thể giúp ta trở thành một người có đạo đức, văn minh nếu như ta không thực sự ý thức về đạo đức trong tư duy, trong lối sống.

Trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” và “Nếp nhà” của Nguyễn Khải, chúng ta bắt gặp hình ảnh nhân vật bà Hiền và “bà cô tôi” nổi bật giữa bức tranh những năm xã hội chạy đua theo hình thức, mưu cầu danh lợi, những giá trị vật chất tầm thường. Đó là những người phụ nữ nổi bật trong nét đẹp truyền thống, chú trọng đến bản chất bên trong, đến hạnh phúc thực sự.

Bên cạnh những người luôn lãng phí, xa hoa coi tọng hình thức thì có rất nhiều người sống bình lặng, giản dị mà khiến ta phải khâm phục. Họ dành số tiền của mình vào những việc chính đáng, để giúp đỡ mọi người, những con người, những mảnh đời bất hạnh. Họ chắt chiu từng đồng để cho con đi học, để con cái có quần áo ấm qua những ngày đông giá rét.

Bước đi trên những con phố ấy, tôi nhìn thấy một bé gái nũng nịu mẹ mà vứt một que kem Pháp đắt tiền ra đường. Và ngay lúc ấy, một cậu bé nghèo đánh giày ven đường chạy đến cầm que kem lên. Nhưng que kem ấy đã bị chảy…

Bệnh hình thức và sự lãng phí của con người hiện nay thật đáng lên án, phê phán. Chúng ta hãy trân trọng những giá trị bản chất thực sự, đừng để lớp bụi hào quang, đồng tiền chi phối, làm mờ đôi mắt. Hãy coi trọng đồng tiền và sử dụng nó có ích hơn. Hình thức chẳng qua chỉ là kiểu cách bề ngoài, cái quan trọng hơn chính là tâm hồn, là giá trị thực sự mà chúng ta không nên lãng phí tiền của vào nó.                                                                
Bài 3

Những năm gần đây, ở Việt Nam liên tục xuất hiện những công trình lớn được xếp vào top đầu thế giới: con đường đắt nhất thế giới, tòa nhà cao nhất Đông Nam Á, số lượng tiêu thụ siêu xe tiền tỷ đứng thứ chín thế giới… So với năm mươi năm về trước, nước ta đã hoàn toàn “thay da đổi thịt”, trình độ dân trí cao hơn, cuộc sống tiện nghi hơn, kinh tế phát triển nhanh hơn… đó đều là các dấu hiệu đáng mừng. Nhưng kéo theo đó là hậu quả và sự lãng phí, hình thức hóa trong cuộc sống của con người.

Nếu như một, hai năm trước, dư luận xôn xao về “chiếc bánh tét dài nhất Việt Nam” thì đầu năm nay mọi người đều háo hức về “Tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam”. Tô hủ tiếu có đường kính 150 cm, sâu 70cm. Để làm ra tô hủ tiếu kỷ lục, các đầu bếp đã phải sử dụng tới 100kg hủ tiếu gạo, 100kg tôm, thịt, 60 lít nước súp và các loại râu, gia vị khác. Theo như thông báo của nhà tổ chức, sau khi hoàn thành thì tô hủ tiếu sẽ được phục vụ miễn phí cho 1000 người tham dự hội chợ. Nhưng sau một thời gian trưng bày, tô hủ tiếu đã bị ôi thiu, nguội lạnh nên buộc phải đổ bỏ. Liệu đây là một sơ xuất trong tính toán của nhà tổ chức hay là hậu quả của lối sống lãng phí, đặt nặng hình thức và phô trương?

Đã qua rồi nạn đói năm 1945 khủng khiếp từng cướp đi hơn hai triệu dân số Việt Nam, qua rồi cái thời kì đào khoai, sắn, ăn cơm nguội, cám lợn cho qua bữa. Nhưng nó cũng đồng nghĩa vói việc chúng ta được phép bỏ quên quá khứ và sống hoang phí trong thời đại này.

Nước Việt Nam nhỏ bé nhưng anh hùng, tuy khiêm nhường nhưng vẫn kiên cường và bất khuất. Trải qua bao cuộc chiến tranh, nước ta giành lại độc lập, đó là một niềm vui lớn và đáng tự hào. Nhưng nếu chúng ta cứ ngủ quên trên quá khứ, không biết trân trọng và không có gắng cho hiện tại thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu? Quay lại với câu chuyện tô hủ tiếu, người ta bao biện rằng, đây đơn thuần là một hình thức giải trí, tạo kỷ lục để phục vụ đời sống tinh thần người dân. Nhưng để làm ra nó là mồ hôi nước mắt của người nông dân trồng lúa, của người nuôi tôm, chăn lợn vậy mà những công sức đó bị đem đi đổ bỏ như vậy liệu nhân dân có hân hoan?

Chưa kể đất nước ta vẫn trong giai đoạn đang phát triển, lối sống phung phí như vậy liệu có phù hợp? Hằng năm, nước ta có biết bao người chết vì bệnh tật mà không có tiền chữa trị, bao nhiêu trẻ em lang thang, bới thùng rác để kiếm thức ăn. Nếu như số tiền để làm nên kỷ lục kia được chia ra dành cho những người nghèo khổ thì chẳng phải người dân sẽ vui hơn, chính quyền sẽ được nhiều sự tin yêu hơn?

Từ lâu, trong quan niệm nhiều người vẫn cho rằng: “kỷ lục” là những thứ chưa ai đạt được trước đây. Điều đó là chưa đủ. Kỷ lục là những thành tích lần đầu xuất hiện với thành quả lớn, chưa từng gặp, người ta ghi nhận kỷ lục là để động viên con người sáng tạo và phát huy bản thân, tìm tòi ra cái mới lạ và độc đáo. Nói cách khác, kỷ lục là những giá trị mới lạ, tích cục, mang lại lợi ích cho đời sống của con người. Nhưng trong suy nghĩ của người Việt Nam, hầu hết kỷ lục là khái niệm chỉ những thứ hoành tráng, có giá trị cao về vật chất. Phải chăng căn bệnh hình thức đã ăn sâu vào trong tâm trí con người, dẫn đến sự coi trọng về ngoài và lối sống lãng phí trong đời sống hàng ngày.

Tôi còn nhớ, khi còn bé, tôi luôn được bà nhắc nhở không được ăn uống lãng phí và để lại thức ăn thừa, nếu như đổ thức ăn đi thì sau này sẽ bị trời phạt. Hay như ngày cấp một, trong “Năm điều Bác Hồ dạy” tôi được cô giáo dọc cho nghe, chẳng phải là chúng ta được dạy cần cù, tiết kiệm đó sao? Cái tạo nên vẻ đẹp và truyền thống của một đất nước chính là giá trị truyền thống lâu đời, vốn văn hóa được tạo dựng từ thuở xa xưa chứ không phải ở những giá trị vật chất lãng phí và phù phiếm. Thay vì hoang phí và đặt nặng hình thức vật chất, chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng cuộc sống no đủ, bình yên, tạo nên trang sử vẻ vang của dân tộc sau hơn 4000 năm lịch sử.

Bài 4

Tôi còn nhớ câu chuyện của một nhà văn người Anh. Bà ví cuộc sống như một tách café, lúc uống vào thật đắng nhưng vì ngại đứng dậy lấy đường nên đành uống cạn. Để rồi khi uống hết mới nhận thấy hóa ra, đường đã ở ngay đáy cốc. Đó là một điều mà tôi nghĩ đến ngay khi đọc câu chuyện về bát hủ tiếu to nhất Việt Nam. Phải chăng vì con người ta luôn tìm kiếm những thanh danh hư ảo để rồi mang trong mình bệnh thành tích tự lúc nào?

Bát hủ tiếu khổng lồ có đường kính 150cm, sâu 70cm nguyên liệu 100kg hủ tiếu gạo, 100 kg tôm, 60 lít nước súp. Để nấu được tô hủ tiếu ấy người ta đã phải hao tốn bao nhiêu tiền của, công sức. Nhưng đến khi thưởng thức thì đó chỉ là bát hủ tiếu nguội lạnh, bánh phở nở trương thậm chí còn không thể sử dụng được. Để làm một kỷ lục mà phải lãng phí bao nhiêu tiền của như vậy thì liệu có đáng? Bệnh hình thức và sự lãng phí đã hoàn toàn thể hiện trong câu chuyện tô hủ tiếu to nhất Việt Nam bị đổ bỏ này.
Ta không thể đánh giá hay phán xét kỷ lục là không tốt, là xấu bơi nó là điều đặc biệt, khác lạ đáng được ghi nhận. Nhưng để có được kỷ lục mà phải lãng phí như vậy thì phải chăng người ta đang mải mê chạy đua theo căn bệnh hình thức, thành tích để rồi chẳng chút quan tâm, xem xét hậu quả của nó sẽ ra sao?

Câu chuyện về bệnh hình thức dẫn đến sự lãng phí không ít gặp trong cuộc sống. Năm 2010, từng có kỷ lục về chiếc bánh chưng to nhất Việt Nam nhưng bị dư luận lên án vì nó không được sử dụng. Và sau khi điều tra người ta mới biết một phần bánh chưng được làm bằng xốp. Hay những ngôi nhà phố cổ được công nhận di tích, giấy khen nhưng họ nào quan tâm đến người dân sinh sống trong ngôi nhà cổ ấy tù túng, tối tăm như thế nào? Và chính câu chuyện tô hủ tiếu kỷ lục cuối cùng chỉ để đổ đi cũng là một ví dụ cho bức thông điệp về căn bệnh hình thức đang làm lãng phí tiền của và công sức của con người.

Cuộc sống luôn mang những mảng màu khác biệt mà ở đó con người ta luôn tìm kiếm sự rực rỡ của ánh hào quang thay vì bình lặng tự thưởng thức điều nhỏ nhặt. Sự chạy đua theo thành tích, được ghi danh, được biết đến để đổi lấy sự lãng phí, hao tiền tốn của liệu có đáng? Một bát hủ tiếu kỷ lục để đổ đi hay một nghìn tô hủ tiếu bình dị cho người đến chơi hội hoa cần được cân nhắc hơn? Phải chăng cứ là thành tích, là bề ngoài ấn tượng mới là kỷ lục hay sao? Cần phải hiểu rằng đôi khi những mảng màu bình dị sẽ đẹp hơn rất nhiều so với vẻ rực rỡ bề ngoài.

Trở lại câu chuyện về ly cà phê đắng thiếu đường. Người ta sẽ thường lãng phí thời gian nghĩ đến những điều xa xôi, ảo mộng thay vì nghĩ đến thực tại bình dị. Câu chuyện về bát hủ tiếu hay căn bệnh hình thức chính là cái mà người ta đang chạy theo, đeo đuổi không thôi. Sao không thử sống chậm lại, thưởng thức những điều nhỏ bé của cuộc sống này. Sao không học từ bỏ vẻ ngoài hào nhoáng để thưởng thức sự bình dị, giản đơn như việc bạn chỉ cần khuấy lên li cà phê đắng !

Continue Reading

You'll Also Like

1.1K 111 5
Title: One Step Ahead Languege: Vietnamese Rating: Teen And Up Audiences Archive Warning: Có nhân vật tử vong Fandom: 歌い手 | Utaite Relationships: Kas...
16.8K 526 17
Juvia Lockser- Một cô gái hồn nhiên, vui vẻ , lạc quan phải chịu rất nhiều bi kịch đau khổ ! Đến cả Gray-người cô yêu nhất cũng không tin cô ..... Ch...
3.7K 753 20
Chỉ là một chút hài hước, xen lẫn với những yếu tố không dành cho trẻ em. Tác giả muốn gửi gắm chút niềm vui nho nhỏ tới các độc giả xink xắn, cutiii...
823K 27.1K 31
Truyện ma, kinh dị...