VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

By Yang1403

424K 3.5K 158

[I] Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí ( bàn luận về một tư tưởng, 1 quan niệm, 1 ý kiến, 1 câu danh ngô... More

1. Nhận định của Rene Descartes
2. Suy nghĩ về ý kiến
3. Nhận định của Môngtexkiơ
5. Giữ lấy truyền thống dân tộc
6. Bệnh thành tích
7. Hiện tượng sống ảo
8. Không học không biết đạo lí
9. Lý tưởng sống của thanh niên
10. Sống đẹp, trọn vẹn
11. Hiện tượng nghiện facebook
12. Sống biết tôn trọng lẽ phải
Tôn trọng người khác, lối sống cao đẹp
Sáng tạo học tập
Nếp sống văn hóa
Năng động sáng tạo
Tính tự lập trong cuộc sống
Sử dụng điện thoại
Vấn nạn sử dụng điện thoại thông minh hiện nay
Sức mạnh của lời nói
Ảnh hưởng của lời nói
Ý chí nghị lực trong lao động
Hiện tượng nghiện internet
Vấn đề sử dụng ngôn ngữ của HS
Bệnh hình thức
Vai trò của đồng tiền
Giá trị của thời gian
Sống cho và nhận
Thất bại và thành công (1)
Lòng can đảm và tính hèn nhát
Suy nghĩ về vinh và nhục
Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ
Vấn nạn khủng bố
Ý chí nghị lực trong cuộc sống
Thất bại và thành công (2)
Lười nhác và ăn chơi
Lối đi ngay dưới chân mình
Dám hành động
Con người và quê hương
Tình thương là hạnh phúc của con người
Ước mơ lớn
Sống có mục đích
Vai trò của việc nhận rõ bản thân
Trách nhiệm với bản thân và sống vị kỉ
Tính khiêm tốn
Suy nghĩ về danh và lợi
Căn bệnh đạo đức giả
Quá khứ, tương lai và hiện tại
Rèn luyện kĩ năng sống của hs
Sống biết ước mơ
Mối quan hệ giữa cho và nhận
Mối quan hệ giữa nói và làm
Mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc
Lòng vị tha
Nguyên nhân hiện tượng vô cảm
Hiện tượng học chay, học vẹt
Hành trang tri thức hội nhập thế giới
Suy nghĩ về đạo đức, tác phong của hs
Căn bệnh nói dối, giả dối
Vấn đề đọc sách của hs
Giữ gìn vệ sinh trường lớp
Tinh thần tự học
Lòng hiếu thảo
Kỉ luật để thành công
Lớn lên cùng sách
Nước mắt tha nhân
Biết giữ chữ tín
Đọc sách và sống chậm lại
Đọc sách mỗi ngày
Bảo vệ môi trường thiên nhiên
Ý thức trong việc hát quốc ca
Lòng tự tin
Ý nghĩa và lợi ích của việc học Ngữ văn
Góc nhìn khác, suy nghĩ khác
Thói quen tiết kiệm
Vấn đề ăn mặc của giới trẻ hiện nay
Tình bạn
Thói quen nghiện chụp ảnh "Tự sướng"
Một quyển sách tốt là một người bạn hiền
Khiếm tốn và giản dị
Học tập là cuốn vở không có trang cuối
Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ
Nạn bạo hành trẻ em
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Vượt gian khó để thành công
Suy nghĩ ý kiến M. Luther King
Lòng can đảm
Suy nghĩ câu nói của Nam Cao
Suy nghĩ câu nói của Frank Tyger
Lối đi đường đời
Suy nghĩ câu nói của J. Rousseau
Suy nghĩ câu nói của Prank A.Clark
Suy nghĩ câu nói của Voltaire
Suy nghĩ câu nói của Anbur F. Lenaban
Suy nghĩ câu nói của Pascal
Suy nghĩ câu nói của Victor Hugo
Suy nghĩ câu nói của Helen Keller
Suy nghĩ câu nói
Suy nghĩ câu nói
Suy nghĩ câu nói của M. Luther King
Sống ý nghĩa
Suy nghĩ câu nói của Lã Khôn
Biết lắng nghe
Văn học là nhân học
Suy nghĩ câu nói của Đặng Thùy Trâm
Nghị luận về nhận định
Vai trò của nguồn nước sạch
Hiện tượng ăn mặc sexy
Văn hóa cảm ơn, xin lỗi
Suy nghĩ câu nói của M.Gorki
Nghị luận về nhận định
Nghị luận về thành công
Suy nghĩ về câu nói của nhà triết học
Thể hiện quan điểm trước cuộc vận động...
Lợi ích và tác hại sử dụng Facebook
Trách nhiệm hs giảm TNGT
Trách nhiệm hs trong việc lãng phí
NL về ý kiến
Suy nghĩ nhận định của Nguyễn Khải
Cản nhận về một confessions
Nghị luận hạnh phúc là gì ?
Cảm nghĩ về U23 VN
Suy nghĩ câu nói của Lép-xtôi
Cản nhận về một confessions
Suy nghĩ câu nói của Lép-xtôi
Cảm nhận tác phẩm văn học
Nghèo có gì sai ?
Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ
Nghịch cảnh trong cuộc sống
Suy nghĩ câu nói của De Cursen
Thành công và thất bại (3)
Vấn đề ấu dâm
Lời nói
Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ
Đời người
Tình yêu và con đường đến với văn chương
Cha mẹ luôn bên con
Bài học cuộc sống
Người truyền lửa trong tôi
Sự vô cảm
Suy nghĩ về hai từ "Phải chi"
Hành trình của U23 VN
Viết cho tuổi 17
Nỗi sợ hãi
Số phận của người phụ nữ
Tết cổ truyền và hiện nay
Lối sống giới trẻ
Con nhà người ta
Trân trọng thời học sinh
Giá trị con người
Lòng tự trọng
Vứt rác bừa bãi
Bạo lực học đường
Sách là ngọn đèn...
155. Bệnh thành tích (tiếp)
156. Giá trị nhân sinh

4. Nỗ lực học

7.1K 70 3
By Yang1403

Đề: Nỗ lực học là trách nhiệm của thanh niên

Bài làm

Lênin từng có câu: "Học, học nữa, học mãi". Câu nói trên đã khẳng định tầm quan trọng thiết yếu của việc học. Và để việc học của chúng ta đạt được kết quả tốt đẹp thì
mỗi cá nhân cần xác định rõ mục đích học tập cho bản thân. Vì lẽ đó mà UNESCO đã đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khằng định mình".

Vậy chúng ta hãy cùng làm rõ vấn đề trên."Học" là sự tiếp thu kiến thức ở nhiều lĩnh vực không chỉ từ nhà trường mà còn từ cuộc sống. Ông bà ta khi xưa thường khuyên con cháu: "Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải học". Thật vậy, để mở mang sự hiểu biết cũng như tích luỹ tri thức quý giá thì con người ta luôn phải trải qua quá trình học tập không ngừng nghỉ. Bạn có thể biết được những điều hay, mới lạ, bổ ích bằng cách tìm tòi học hỏi qua sách vở, qua thầy cô, bạn bè cũng như từ thực tế cuộc sống. Chỉ cần luôn cố gắng và có tinh thần ham học hỏi, chắc chắn ta sẽ giải đáp được những điều ta muốn biết và hơn nữa là

hiểu thêm về những điều ta chưa biết. Nhờ vậy mà bản thân luôn bắt kịp với thời đại, với sự phát triển vượt bậc của xã hội.

Bên cạnh việc học để tiếp thu kiến thức, chúng ta còn cần xác định cho mình một mục đích học tập quan trọng khác nữa, đó là "học để làm". Ta có thể hiểu "học để làm" ở đây là vận dụng những kiến thức mình đã học vào cuộc sống. Hay nói rõ hơn là học cho tương lai, học để mai sau có thể kiếm được công việc, nghề nghiệp ổn định nhờ đó nuôi sống bản thân và cống hiến sức lực, trí tuệ cho đất nước...

Vậy còn "học để chung sống" là như thế nào ? Hẳn ai cũng biết, cuộc sống quanh ta vốn muôn màu muôn vẻ, đa dạng và vô cùng phức tạp với nhiều mối quan hệ. Việc "học" trong trường hợp này được hiểu là học cách đối nhân xử thế, học những điều hay lẽ phải cũng như cách sống đẹp. Quan hệ giữa người với người đi đến tốt đẹp, hoà hảo hay mâu thuẫn, xung đột đều là do chúng ta quyết định. Nếu biết cư xử phải lẽ với nhau, biết nghĩ cho nhau, cho tập thể thì hẳn mỗi người đểu cảm nhận được niềm hạnh phúc khi cho đi và nhận lại. Mặt khác, "học để chung sống"

còn là học tập và tuân theo những chuẩn mực về đạo đức, pháp luật để trở thành một công dân gương mẫu, góp phần xây dựng bộ mặt văn minh, tích cực cho đất nước.

Cuối cùng là "học để tự khẳng định mình". Ai mà không muốn được mọi người kính nể, ai mà không muốn đạt được địa vị cao cũng như gặt hái được thành công trong cuộc sống. Thế nhưng không phải muốn là có thể có được mà ta phải trải qua sự rèn luyện, học tập chăm chỉ. Vì lẽ đó mà mỗi chúng ta phải luôn nổ lực tìm tòi kiến thức, cố gắng học thật giỏi để chứng minh được mình là người hữu ích và khẳng định tài băng của chính bản thân. Có thể nói, bốn yếu tố trên đóng vai trò hết sực quan trọng cho sự học. "Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình" là yêu cầu tiếp thu kiến thức rồi vận dụng nó vào thực hành, vào hành động
trong cuộc sống từ đó hoàn thiện nhân cách và khẳng định chính bản thân.

Là học sinh, việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải ra sức học tập văn hoá để ứng dụng kiến thức đã học vào thức tế. Nhưng học giỏi vẫn chưa đủ mà ta còn phải rèn luyện nhân cách, đạo đức. Có những người rất giỏi giang, thành đạt nhưng chỉ biết có bản thân mình mà không nghĩ đến tập thể, không bao giờ biết giúp đỡ cộng đồng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Như vậy là họ đã bỏ qua việc học để chung sống với xã hội. Cũng có những bạn chẳng xác định được mình học để làm gì. Các bạn ấy chỉ học qua loa, đối phó sao cho đủ điểm, học chỉ vì nghĩ ba mẹ ép buộc mà không hiểu rằng việc học có ý nghĩa rất quan trọng cho tương lai của mình. Bởi lẽ đó, mỗi học sinh hãy luôn có ý thức học tập và có trách nhiệm với chính bản thân cũng như gia đình và xã hội. Tóm lại, việc học là rất quan trọng không chỉ với mỗi cá nhân mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội.

Do đó, mỗi chúng ta, nhất là thế hệ thanh niên thế kỉ XXI hãy xác định cho mình mục đích học tập và phấn đấu nổ lực hết mình để mai này trở thành công dân có ích, góp phần xây dựng đất nước thêm
giàu mạnh.

Học để làm gì ?...

Bài làm 2

Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Trong xã hội, những con người có hiểu biết rộng luôn được trọng vọng, những người cầu tiến, ham học hỏi luôn được mọi người quý trọng, giúp đỡ. Tuy vậy, không phải
ai cũng có thể hiểu hết được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà UNESCO - Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa của Liên hiệp quốc
đã đưa ra đề xướng: "học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" như một định hướng cho việc học tập của mọi người.

"Học" là quá trình
tiếp thu và tích lũy kiến thức. Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời. Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình,
hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu "học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Chẳng phải, đây là những điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có thể là cả thế giới. Kiến thức là một kho
tàng bao la vô tận. Tất nhiên là không một ai có thể nắm giữ hết kho tàng ấy, bởi vì nó quá to lớn và luôn luôn mở rộng không ngừng. Tuy vậy, con người chúng ta luôn
có khao khát được chinh phục kho tàng này, dù việc đó chẳng dễ dàng gì. Và chỉ có việc học mới có thể giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó. Chúng ta có thể học từ nhiều
nguồn, bằng nhiều cách khác nhau. Không có một công thức nào, cũng không có giới hạn nào về thời gian và không gian cho việc học cả. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh; học từ những kinh nghiệm trong cuộc sống, ... rồi lại mang những kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống, "làm giàu" cho bản thân ta cả về vật chất lẫn tinh thần và thậm chí giúp đỡ những người khác. Một đất nước có nhiều công dân có trình độ, có tri thức sẽ phát triển rất nhanh và nhanh chóng trở thành một nước phát triển, giàu có, thịnh vượng.

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Xưa kia, có không ít những vị Trạng nguyên nhà nghèo nhưng vẫn quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước. Nhiều người trong số họ đã giúp đất nước ta giữ vững độc lập, chủ quyền. Họ đã khẳng định được mình và được lịch sử vinh danh. Ngày nay, hàng ngàn học sinh trên cả nước dù gặp khó khăn về vật
chất nhưng vẫn cố gắng đi học vì họ biết rằng học tập là con đường duy nhất có thể thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ chứng tỏ được mình trong xã hội. Thậm chí, cả
những người đã có địa vị, có được nhiều thành công trong công việc vẫn phải học. Họ không nhất thiết phải đi học, song họ đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc học
đối với cuộc sống, với công việc, với sự nghiệp của mình. Có lần, một tờ báo đăng một bài viết về lớp học tiếng Việt ở Đức, về việc học tiếng Việt, văn hóa Việt của
những người Đức chuẩn bị sang Việt Nam là việc. Không ai yêu cầu họ làm như vậy, nhưng họ biết đó là những điều cần thiết cho cuộc sống của họ ở một đất nước mới
với nền văn hóa khác biệt rất nhiều so với văn hóa Đức.

Học hành có ý nghĩa to lớn như vậy, song không phải ai cũng nắm bắt được mục đích của việc học. Có những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức

cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành rất chăm chỉ, luôn luôn dành thời gian cho việc học mà quên mất thời gian cho thế giới bên ngoài. Có lẽ các bạn quên rằng thế giới ấy luôn ẩn chứa những
bài học bất ngờ mà sách vở không bao giờ có thể dạy cho các bạn được. Và cũng chính thế giới ấy mới là nơi các bạn thực hành và trải nghiệm những kiến thức các
bạn học được. Học hành rất quan trọng, song cách học cũng như cách sắp xếp, cân bằng thời gian giữa học và thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu không biết phương pháp học phù hợp thì dù học rất nhiều song ta không tiếp thu được bao nhiêu, còn nếu không cân bằng được thời gian ta sẽ bị quá tải, từ đó dẫn đến chán nản rồi cuối cùng là lười học. Một trò chơi nhỏ, một bản nhạc hay một bộ phim yêu thích sẽ giúp ta xua
tan căng thẳng, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức mới. "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn.Trong tương lai, khi toàn thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, kiến thức sẽ là nhân tố chính để có được chỗ đứng trong xã hội. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại thì ta chỉ có một con đường là học mà thôi. Học để có thể tiến ra thế giới, "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" với một thái độ kiêu hãnh chứ không phải tự ti, rụt rè.

Continue Reading

You'll Also Like

823K 27.1K 31
Truyện ma, kinh dị...
45.1K 3.1K 18
Thể loại:Fanfic, đam mỹ, vườn trường, hành động, hắc bang, He, hoàn.... Mở đầu câu truyện với những tình tiết ngọt ngào, ấm áp, hờn dỗi ghen tuông củ...
443 79 4
dưới ngọn đồi hoa linh lan năm ấy, giá như chúng ta có thể gặp được nhau. soulmate!au: ở một vũ trụ song song, chữ cái đầu tiên của tên soulmate sẽ h...
1.2K 149 7
Dòng thời gian nghiệt ngã đưa họ gặp nhau ở mỗi kiếp người, trăm lần như một vẫn chẳng tránh khỏi nghiệp duyên mà ông trời đã sắp đặt. Liệu đoá hoa h...