37- Sẽ thế nào?

189 8 9
                                    

Thừa Thiên-Huế, ngày 12 tháng 12 năm 1965. 

Sẽ thế nào một ngày bạn sống mà không có mẹ? Sẽ thế nào một ngày cha ra đi mãi mãi và bạn chẳng thể gặp lần cuối? Và sẽ thế nào nếu người bạn yêu chia tay bạn vào thời gian đó? 

Câu trả lời của tôi năm mười hai tuổi rất ngộ nghĩnh. 

Câu đầu sẽ trả lời là: tôi vẫn có mẹ hiện giờ vậy tương lai để lo sau. Chứ tôi yếu đuối dễ bắt nạt sao mà sống thiếu mẹ được. 

Câu thứ hai: tôi sẽ khóc mất, người đàn ông tuyệt vời mà ông trời dành tặng cho tôi đã hứa sẽ chẳng rời xa tôi đâu. Ba từng thề thế khi tôi lên năm trước khi ông ra chiến trận.  

Câu cuối cùng: Tôi làm gì có người thương cơ chứ. 

Nhưng số phận đưa đẩy tôi vào một ngõ hẹp khác, ba ra đi trong trận chiến tranh chống Mĩ vào những năm đầu của cuộc kháng chiến. 

Trước khi được báo tin biết ông đã hy sanh, mẹ ở nhà đợi bố hoài, tóc mẹ bạc theo năm tháng mỏi mòn chờ chồng, lưng mẹ còng thấy rõ khi mẹ rỡ gánh khoai xuống, làn da mẹ sạm đen bởi sóng gió và cả vì nỗi lo toan thay chồng nữa. Mẹ là vậy đấy, không cần áo gấm cơm ngon mà chỉ mong gia đình êm ấm. Bàn tay mẹ gầy gầy xương chẳng còn trắng trẻo như hồi thanh xuân, những gánh khoai sáng bán khắp chợ thì đêm mẹ đưa cơm cho bộ đội ở miền Tây Thừa Thiên-Huế. Bất chợt tôi lại nhớ đến Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nó như đang nói đến tình yêu thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng và tình yêu nước trong người phụ nữ Việt Nam thời đó và mẹ tôi cũng không ngoại lệ. 

Mẹ cũng tham gia chiến đấu chống năm 1955 giống bố tôi thời đó. Và mẹ đã hy sanh năm bốn mươi lăm tuổi. 

Nếu Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất thất bại và để lại nhiều tai họa thì Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai lại để lại nỗi mất mát to lớn cho những đồng minh cùng Việt Nam chống quan xâm lược. Cho tới nay, chiến tranh Việt Nam vẫn giữ kỷ lục là cuộc chiến có số lượng được ném nhiều nhất trong lịch sử. Tổng số bom mà Mỹ ném xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các nước đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và tương đương sức công phá của 250 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima. Tính bình quân mỗi người Việt Nam thời đó phải chịu đựng trên dưới 250 kg bom của Mỹ. Than ôi, họ độc ác đến vậy sao? Đã có cả một cường quốc giàu mạnh nhưng chưa lấy được lòng tham chăng? Bố mẹ tôi đã hy sanh như vậy đấy, một cái chết mang trong mình niềm tự hào đã giúp đất nước giết sạch quân thù. 

Tùy theo nguồn, số người Việt Nam bị thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam là từ 4 đến 7 triệu, hàng triệu người khác tàn tật và bị thương. Những người sống sót tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng và lâu dài về kinh tế, xã hội, môi trường, sức khỏe và tâm lý mà cuộc chiến đã gây ra, trong đó có tỷ lệ dị dạng bẩm sinh cao nhất thế giới - chất độc màu da cam.

Tôi vẫn căm thù chúng như một loài súc sinh, nhân đây tôi cũng cảm ơn những người bạn đồng hành cùng Việt Nam trong suốt cuộc kháng chiến đấy. Lào, Liên Xô và Trung Quốc. 

***

Tất cả dư liệu được lấy từ Wikipedia. Dù mình ghét Trung Quốc nhưng không thể không cảm tạ trước 1.100 người đã bị chết. Cảm ơn rất nhiều. 

Và ngày mình bịa ra đấy. 

Nhân MãWhere stories live. Discover now