Chương 88: Sự cố

4.5K 19 30
                                    

Chương 88: Sự cố

-       Isofluran, tiêm tĩnh mạch! - Thiên Hùng thét lên cho y tá đứng trực cạnh.

-       Liều lượng bao nhiêu thưa bác sĩ?

-       500. - Hắn trả lời ngắn gọn.

Bệnh nhân trên bàn mổ vừa thoát khỏi tình trạng hôn mê giai đoạn ba trong phẫu thuật. Ở mức hai, người bệnh cử động chân tay, nói huyên thuyên không mạch lạc, nín thở, hoặc trở nên quá khích, nôn mửa ... điều này rất nguy hiểm do bệnh nhân có thể hít vào chất nôn. Đây là giai đoạn mà các bác sĩ gây mê luôn tránh né. Thông thường, khi tiến hành gây mê phẫu thuật, người ta luôn từ giai đoạn một đi nhanh qua giai đoạn ba.

Ê kíp phòng mổ phải ngăn chặn bệnh nhân nổi loạn ngồi bật dậy. Việc để anh ta nhìn thấy ruột gan mình đang bung bét thế này là một sự cố thật khủng khiếp. Thuốc mê truyền tĩnh mạch là thứ có tác dụng trực tiếp và nhanh chóng nhất. Bệnh nhân bắt đầu xụi lơ sau khi tiêm thuốc, nhịp thở cân đối và hài hoà trở lại. Thiên Hùng điếng hồn nhìn máy theo dõi nhịp tim, sau đó hắn thử chạm vào mi mắt bệnh nhân để đo phản ứng.

“Mức độ một: mất phản xạ mi mắt, nhưng nhãn cầu còn hoạt động rõ. Phản xạ họng hầu mất, nhưng phản xạ thanh quản và phúc mạc vẫn còn. Trương lực cơ bụng có thể đánh giá thông qua trương lực của cơ ngoại nhãn cầu.” Hắn lẩm nhẩm theo những kiến thức đã học.

Bác sĩ mổ chính chen vào, sử dụng máy hút để làm sạch đường hô hấp cho bệnh nhân. Khi anh ta la hét lúc nãy có khả năng sẽ xuất hiện dịch trào do đường thở bị kích thích, hoặc co thắt thanh quản “laryngospasm”.

-       Mê nông! - Thiên Hùng kết luận.

Đó là trường hợp gây mê phẫu thuật chưa đạt. Hắn đã kiểm tra trước khi bệnh nhân được đưa vào phòng mổ, đánh giá ước lượng các nguy cơ liên quan vô cảm - phẫu thuật, chọn lựa thuốc dùng tiền mê, mê và hồi sức, cũng như kỹ thuật vô cảm. Thiên Hùng cũng kiểm tra so sánh chính xác lại bằng cách hỏi chính bệnh nhân là họ yêu cầu mổ gì, nêu tên tuổi của họ khi nhận hồ sơ và đưa bệnh nhân vào phòng mổ.

Sau khi gây mê bằng phương thức thể khí, tức chỉ dùng thuốc mê bốc hơi đủ hiệu lực để khởi mê và duy trì mê, hắn liên tục theo dõi bệnh nhân trong suốt giai đoạn phẫu thuật. Yêu cầu cơ bản của bác sĩ gây mê là đảm bảo độ mê hoặc tê phù hợp tối ưu để thực hiện các động tác phẫu thuật và bảo vệ bệnh nhân trước mọi khích thích do phẫu thuật gây ra. Rốt cuộc hắn vẫn không hiểu sai sót xuất hiện từ điểm nào. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố trong khâu gây mê, bác sĩ chịu tránh nhiệm như Thiên Hùng chính là mục tiêu hàng đầu để người ta đổ lỗi.

Ca phẫu thuật tiến hành thuận lợi sau sự cố kinh hoàng vừa nãy. Lúc y tá đẩy bệnh nhân ra khỏi phòng mổ, Thiên Hùng vẫn còn bần thần chưa bình tĩnh được. Mọi người bàn tán ồn ào trong phòng thay đồ. Hắn cảm thấy mọi thứ xấu xa tệ hại đều đang chĩa mũi dùi về phía mình. Dĩ nhiên, sau đó là hàng loạt những bản tường trình, cuộc họp khẩn cấp được tổ chức nhanh chóng. Trước khi bệnh nhân tỉnh lại, mọi câu trả lời đều phải được sẵn sàng.

Trưởng khoa Lý dùng uy tín của mình để bảo vệ Thiên Hùng trong suốt quá trình chất vấn. Có một xác suất rất nhỏ xuất hiện những người đáp ứng kém hoặc sở hữu khả năng vô hiệu hoá thuốc mê nhanh chóng.

[Võng du] Võ lâm huyền thoạiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ