GÂY CHIẾN TRANH CÓ PHẢI LÀ CÁCH TỐT NHẤT - Phạm Việt Long (3) 31 (hết)

38 2 0
                                    


 Bài viết  thứ hai của nhà văn nữ Ấn Độ Arundhati Roy

Không gì bào chữa được cho một hành động khủng bố

Khi bóng đêm thẫm xuống Áp-ga-ni-xtan chủ nhật ngày 7 tháng 10, chính phủ Mỹ được hậu thuẫn của Liên minh quốc tế chống khủng bố (một tổ chức mới, chịu trách nhiệm đại diện thay Liên hợp quốc) mở màn cuộc tấn công trên không vào Áp-ga-ni-xtan. Các kênh truyền hình nhấp nháy những hình ảnh vi tính hóa của tên lửa, bom, tômahốc và tên lửa phá boongke. Khắp thế giới, những con người bé nhỏ xem lồi cả mắt và ngừng kêu la đòi trò chơi điện tử mới. Liên hợp quốc, bây giờ giảm xuống thành hai chữ viết tắt bất lực, thậm chí còn chẳng được đề nghị đứng tên cho cuộc chiến này.

(Như nguyên Ngoại trưởng Mỹ Ma-đơ-lin Ôn-brai một lần đã nói "Chúng ta sẽ hành động đa phương khi có thể, và đơn phương khi cần thiết"). "Chứng cớ" để buộc tội những kẻ khủng bố được chia sẻ giữa những người bạn trong liên minh. Sau khi bàn bạc, họ tuyên bố rằng đưa chứng cớ này ra một tòa án hay không không quan trọng. Thế là luật pháp được xây dựng bao thế kỷ nay bị ném vào sọt rác.

Không có gì giải thích được cho một hành động khủng bố, dù nó do những nhóm tín ngưỡng, quân đội, kháng chiến nhân dân hay thậm chí được khoác áo trả thù bởi một chính phủ được thừa nhận. Hành động ném bom Áp-ga-ni-xtan không phải trả thù cho Niu-Yoóc và Oa-sinh-tơn. Đó là một hành động khủng bố khác.

Mỗi người vô tội bị giết sẽ là con số thêm vào, chứ không phải giảm đi, con số nạn nhân kinh khủng của Niu-Yoóc và Oa-sinh-tơn.

Cả hai bên, Mỹ và Áp-ga-ni-xtan, dân thường đều là con tin của hành động của chính phủ họ. Cả hai bên đều chia ẻ một mối ràng buộc - họ phải sống trong một hiện tượng khủng bố mù quáng, không dự đoán trước được. Mỗi chùm bom ném xuống Áp-ga-ni-xtan được trả lời bằng nỗi hoảng sợ ngày càng tăng ở Mỹ về bệnh than, không tặc và hành động khủng bố.

Không có đường thoát dễ dàng khỏi bãi lầy khủng bố hiện nay. Đây là lúc để nhân loại xích lại gần nhau, đào bới lại những sự thông thái xưa và nay. Điều xảy ra vào ngày 11 tháng 9 thay đổi thế giới vĩnh viễn. Những từ "tự do", "phát triển", "thịnh vượng", "công nghệ", "chiến tranh" mang nghĩa mới.

Khi tuyên bố tấn công, Tổng thống Gioóc-giơ Busơ nói "Chúng ta là một nước yêu hòa bình". Vị đại sứ yêu thích của nước Mỹ Tôn-ny Ble, (đồng thời kiêm chức Thủ tướng Anh) họa theo "Chúng ta là những người yêu hòa bình".

Phát biểu ở đại bản doanh FBI vài ngày sau, Tổng thống Busơ nói "Đây là lời kêu gọi của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đất nước tự do nhất thế giới. Một đất nước xây dựng trên những giá trị cơ bản là loại bỏ căm thù, bạo lực, giết người và tội ác. Chúng ta sẽ không bao giờ mệt mỏi làm những điều đó".

Đây là danh sách các nước mà Mỹ đã tham chiến và ném bom từ thế chiến hai: Trung Quốc (1945 - 46, 1950 - 53), Triều Tiên (1950 - 53), Goan-tê-ma-la (1954, 1967 - 69), In-đô-nê-sia (1958), Cu Ba (1959 - 60), Công-gô (1964), Pêru (1965), Lào (1964 - 73), Việt Nam (1961 - 73), Cămpuchia (1969 - 70), Grê-na-da (1983), Libi (1986), En- Xan-va-đo (1980s), Nicaragoa (1980s), Panama (1989), Irắc (1991 - 99), Bô-xnia (1995), Xu-đăng (1998), Nam Tư (1999). Và bây giờ, Áp-ga-ni-xtan.

DU KHẢO HOA KỲ SAU THẢM HỌA 11 THÁNG 9 - Phạm Việt LongOnde as histórias ganham vida. Descobre agora