PHỤ LỤC PHẦN MỘT: NƯỚC MỸ VÀ VĂN HOÁ MỸ - Phạm Việt Long - 26

30 3 0
                                    

I. BỐI CẢNH NƯỚC MỸ

1. Bối cảnh địa lý – Chính trị

Nước Mỹ là một đất nước rộng lớn và phức tạp xét trên mọi khía cạnh. Các hoạ sĩ cố gắng nắm bắt được bức tranh toàn cảnh về nước Mỹ trong những năm đầu khi đất nước mới thành lập hẳn đã nhận thấy bức tranh đó đã càng ngày càng tăng lên về kích cỡ, như thể không có một khung tranh nào đủ rộng cho một bức tranh với kích cỡ và chi tiết lớn đến như vậy.

Đất nước rộng 9.628.382 ki lô mét vuông trải rộng 6 múi giờ. Mười bang có diện tích rộng hơn Vương quốc Anh, và cả Vương quốc Anh cũng chỉ vào vừa vùng Đông Bắc, nơi nằm giữa biên giới Niu-Yoóc/Pen-sy-va-nia và biên giới Mên-ne/Ca-na-đa. Dân số tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2.000 có 285.230.516 người, trong đó ước chừng 90% sống ở các đô thị hay các khu vực ngoại thành, hoặc ở những khu vực có nền kinh tế xã hội theo hướng đô thị. Những khu đô thị và kiểu đô thị này chỉ chiếm chưa đến 2% lãnh thổ toàn quốc.

Là một quốc gia được thành lập bởi những người nhập cư, dân số Mỹ bao gồm những thành phần từ hầu hết mọi nơi trên thế giới. Điều tra dân số năm 1992 đã phân tích dân số theo nhóm chủng tộc bao gồm:

Những người gốc Âu (bao gồm cả những người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha)

Người Mỹ gốc Phi

Người Mỹ gốc Châu á Thái Bình Dương

Người Mỹ bản địa tộc Aleutl, tộc Inuit.

Hai ngôn ngữ chính thống là tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, mặc dù nhiều cộng đồng nhập cư vẫn duy trì và thường xuyên sử dụng ngôn ngữ của họ.

Thành phố Niu-Yoóc (dân số 8 triệu), Lốt-an-giơ-lét (dân số 3,5 triệu), và Chi-ca-gô (dân số 3 triệu) là những thành phố có quy mô dân số lớn. Năm thành phố khác có số dân trên 1 triệu là: Đa-lát, Đi-troi, Hau-xtơn, Philađenphia và San Đi-e-gô. 21 thành phố khác có dân số từ 400.000 đến 1 triệu là. át-lan-ta*, Au-xtin*, Ba-ti-mo, Bô-xtơn*, Cờ-le-vờ, Cô-lum*, Đen-vơ*, E-pát-sô, Phót Uốt, In-điên-pô-lít*, Thành phố Kan-sa, Mem- phít, Nát-xơ-vi-lơ*, Niu O-liên, Thành phố óc-la-hô-ma*, Phôn- ních*, San An-tô-ni-ô, San Phơ-ran-xi-xcô, San Giâu, Sít-tơne, và Oa-sinh-tơn D.C.

Nước Mỹ bao gồm nhiều vùng địa lý và văn hóa khác nhau. Đi từ bờ biển đông sang phía tây, sẽ qua các vùng sau (những thành phố hoặc đặc điểm chính được chỉ ra nhằm giúp cho người đọc có thể hình dung về hướng đi):

Đồng bằng ven biển (trải từ Niu-Yoóc đến bờ biển bang Tếch-zát của Vịnh Mêxicô)

Dãy núi áp-pa-lắc-chiền (bao gồm Pie-đmong, trải từ át-lan-ta, qua Gióoc-gi-a đến biên giới Mên-ne/Canada)

Cao nguyên áp-pa-lắc-chiền (trải từ A-la-ba-ma đến phía bắc của bang Niu-Yoóc )

Vùng đất thấp ở Trung tâm và phía Bắc (bao gồm a-li-ca-gô, Min-ne-pô-lít, Mem-phít, Kan-sa City và Si. Lui-ít)

Đồng bằng rộng lớn (G-rít Pờ-lên) (trải từ biên giới Tếch-zát/ Mêxicô đến biên giới Môn-ta-na/Ca-na-đa)

Dãy núi đá Roóc-ky

Lòng chảo và bãi phía tây (trải từ Niu Mêxicô đến biên giới Oa-sinh-tơn/Ca-na-đa, bao gồm vùng sa mạc Tây nam)

Dãy núi phía tây (bao gồm những đãy núi ven biển Thái Bình Dương ở Caliphoócnia, O-ri-gông và bang Oa-sinh-tơn).

DU KHẢO HOA KỲ SAU THẢM HỌA 11 THÁNG 9 - Phạm Việt LongWhere stories live. Discover now