TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN (TIẾP) - Phạm Việt Long - 2

35 3 0
                                    


Những ngày tiếp theo, báo chí của chúng ta tiếp tục đưa tin, ảnh về thảm hoạ 11 tháng 9: Hàng vạn người chết và bị thương. Các hoạt động cứu nạn đang được xúc tiến. Quân đội Mỹ trong tình trạng báo động cao nhất. Lãnh đạo và nhân dân nhiều quốc gia trên thế giới chia buồn với Chính phủ và nhân dân Mỹ. Tính đến chiều 12-9, Mỹ vẫn chưa xác định được chính xác số người chết, tuy nhiên các quan chức Mỹ ước tính số người thương vong có thể rất lớn, riêng số người chết trong vụ tiến công Lầu Năm góc lên tới 800 người. Số người chết và bị thương tại Trung tâm Thương mại Thế giới ước tính khoảng mười nghìn người; toàn bộ 266 hành khách và phi hành đoàn của bốn máy bay bị bắt cóc đều thiệt mạng. Ngoài ra, khoảng 300 nhân viên cứu hộ, trong đó có 200 lính cứu hoả, 78 cảnh sát Niu-Yoóc đã chết hoặc mất tích. 

Tổng thống Mỹ coi cuộc khủng bố là "hành động chiến tranh". Cộng đồng Hồi giáo trên thế giới đang đưa ra thông điệp chứng tỏ rằng người Hồi giáo không phải là kẻ thù gây ra các cuộc tiến công khủng bố này, và cho rằng Mỹ nên xem xét lại chính sách đối ngoại của mình. Mỹ nỗ lực giải quyết hậu quả thảm hoạ ngày 11-9. Giới tình báo và an ninh Mỹ đang bị hoảng loạn. Tổng thống G.W.Bu-sơ ra lệnh bắn các máy bay dân dụng khả nghi. Mỹ đang "dọn chỗ" cho cuộc tấn công vào Áp-ga-ni xtan. Mỹ sẽ đánh vào bất kỳ quốc gia nào chứa chấp Bin Lađen. Mỹ đã phát lệnh động viên 50.000 quân dự bị. Người Mỹ cố gắng trở lại cuộc sống bình thường. Mỹ gia tăng sức ép quân sự đối với Áp-ga-ni-xtan. Mỹ triển khai chiến dịch "Công lý vô tận" tấn công Áp-ga-ni-xtan...

Tình hình diễn biến quá nhanh theo chiều hướng căng thẳng. Lúc này, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện thái độ qua phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Phan Thuý Thanh: "Chúng tôi cho rằng Hoa Kỳ phải thận trọng, xác định chính xác thủ phạm, và trong hành động của mình phải tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền quốc gia các nước, không làm phức tạp quan hệ quốc tế và tránh những hành động gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của thường dân vô tội."

Cũng chính vào thời điểm này, Hoa Kỳ còn gây căng thẳng cho bầu không khí thế giới bởi đưa ra thông qua cái gọi là "Đạo luật nhân quyền Việt Nam". Dư luận thế giới và trong nước vừa lên án khủng bố, vừa phản đối Mỹ phát động chiến tranh, đồng thời đòi hỏi Mỹ phải huỷ bỏ cái đạo luật phi lý về Việt Nam nói trên. Tình hình hết sức phức tạp. Mỹ đã nắm lấy thời cơ để thực hiện chiến lược của mình, cứng rắn chia thế giới thành hai cực: một cực chống khủng bố, mà muốn thể hiện tinh thần chống khủng bố của mình thì phải ủng hộ Mỹ, và một cực không ủng hộ Mỹ, có nghĩa là ủng hộ khủng bố. Tuy vậy, nhân loại vốn yêu chuộng hoà bình, cho nên dù muốn loại trừ nạn khủng bố khỏi xã hội, mọi người đều yêu cầu Hoa kỳ phải tôn trọng Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế nếu tiến công trả đũa các cuộc khủng bố.

Mười ngày sau thảm hoạ 11-9 tại Mỹ, báo chí vẫn không ngớt đưa tin về điểm nóng Hoa Kỳ: Đến ngày 20-9, cơ quan cứu hộ xác định 6.333 người mất tích... Hầu hết người Mỹ đã trở lại với công việc hàng ngày. Tổng thống Mỹ đã phát biểu ý kiến trước hai viện Quốc hội Mỹ về thảm hoạ ngày 11-9. Trong bài phát biểu này, ông Bu-sơ tuyên bố sẽ sử dụng "mọi vũ khí cần thiết" trong chiến dịch toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố và kêu gọi quân đội Mỹ "sẵn sàng chiến đấu". Cỗ máy chiến tranh của Mỹ đang tăng tốc: Lực lượng quân sự Mỹ ồ ạt đổ vào vùng vịnh. Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh mà không suy tính những hậu quả thảm khốc của nó. Biểu tình kêu gọi không trả đũa tàn bạo. Mỹ tăng cường áp sát Áp-ga-ni-xtan.

DU KHẢO HOA KỲ SAU THẢM HỌA 11 THÁNG 9 - Phạm Việt LongWhere stories live. Discover now