THƯ VIỆN CÔNG CỘNG NIU-YOOC - Phạm Việt Long - 17

17 2 0
                                    


Thư viện công cộng Niu-Yoóc nằm ở phố 42, liền kề với công viên B-rai-an. Đây là một thư viện tư nhưng phục vụ rộng rãi, miễn phí tất cả mọi người. 

Một phụ nữ mặc bộ vét, trông có vẻ rắn rỏi, đón chúng tôi ở cổng. Tất nhiên, dù là khách nào thì khi qua cổng cũng phải tuân theo thủ tục khám xét. Người bảo vệ yêu cầu mọi người mở túi xách ra, xem qua rồi mời mọi người vào. Có thể nói đây là công trình có nội thất đẹp nhất Niu-Yoóc mà chúng tôi thấy. Tài liệu của Quỹ FORD giới thiệu về Thư viện công cộng Niu-Yoóc như sau:

"Một trăm năm trước đây, Niu-Yoóc, thành phố vĩ đại nhất nước Mỹ, không có một thư viện công cộng thực sự nào. Ngày nay, nhờ những ý tưởng đầy hoài bão và hàng triệu hàng triệu lượt người sử dụng, thư Viện công cộng Niu-Yoóc đã được công nhận là một trong những thư viện công cộng lớn nhất thế giới. Khi toà nhà thư viện chính được xây dựng năm 1911, nó đứng vào vị trí là có kết cấu đá cẩm thạch vĩ đại nhất mà người ta từng thử sức tại Mỹ. Nay nó được biết đến với tên gọi thư viện Nhân văn và khoa học xã hội. Ngày nay, Thư viện công cộng Niu-Yoóc là một trong những nền tảng quan trọng của truyền thống Mỹ về những cơ hội bình đẳng. Nó mở rộng cửa và miễn phí, giúp người ta có thể tiếp cận với những tinh hoa đã được đúc kết của nhân loại, mà không phân biệt thu nhập, tôn giáo, chủng tộc hoặc bất kỳ một điều kiện nào khác. Nó là trường đại học của tất cả mọi người; là nơi các học giả và các tác giả được lưu trú, là nguồn thông tin cần thiết của công chức, các nhà khoa học và các doanh nhân; là kỷ niệm của quốc gia. Nó đảm bảo quyền tự do về thông tin và độc lập về suy nghĩ. Nó cho phép mỗi cá nhân có thể theo đuổi sự học theo đúng sở thích, khả năng, sự chuẩn bị và mong muốn của mỗi người. Nó giúp đảm bảo sự tự do trao đổi ý tưởng, và quyền có ý kiến trái ngược. Nhiệm vụ của Thư viện công cộng Niu-Yoóc là sử dụng những nguồn lực sẵn có theo một chương trình cân bằng từ việc thu thập, phân loại và lưu giữ sách và các tài liệu khác, giúp cho người đọc có thể truy cập nhanh chóng tại thư viện cũng như ở mọi nơi nhờ có hệ thống thư viện nối mạng và thư viện hợp tác. Trách nhiệm của Thư viện công cộng Niu-Yoóc là phải phục vụ như một nơi lưu trữ kiến thức ngay tại chính giữa một trong những trung tâm thông tin lớn nhất thế giới, và phải hoạt động như một phần nội tại của kết cấu thông tin, của việc học trên cả nước và trên toàn thế giới. Thư viện công cộng Niu-Yoóc, Quỹ Astor, Quỹ Lenox và Quỹ Taiden tạo nên 4 trung tâm nghiên cứu ở Man-hát-tan, và 85 thư viện chi nhánh ở B-rôn-xơ, Man-hát-tan và Staten Ai-xơ-lan. Nó là thư viện duy nhất có những trung tâm nghiên cứu được cả thế giới khâm phục, đồng thời lại có cả một hệ thống rộng khắp các thư viện chi nhánh ở các vùng lân cận, mà tất cả các thư viện này đều miễn phí cho mọi người. Nó có nhiều tài liệu hơn bất cứ một thư viện công cộng nào khác trong nước, đồng thời cũng là thư viện dành cho nghiên cứu lớn nhất trên thế giới với một hệ thống thông tin và một hệ thống chi nhánh lớn nhất thế giới.

Công nghệ thông tin giúp truy cập từ mọi nơi trên thế giới bất cứ phân loại tài liệu nào của thư viện. Các bộ sưu tập của thư viện cũng phản ánh bản chất dân chủ và toàn diện của thư viện. Với số lượng hàng chục triệu, thư viện này có những tài liệu từ những công trình bất hủ nhất của văn hoá nhân loại, ví dụ như những phiên bản chữ viết tay của Gutenbớc Bible và bản thảo gốc Tuyên ngôn Độc lập Mỹ của Jeferson, cho đến những tài liệu về cuộc sống hàng ngày của những người mà nếu không được lưu trữ sẽ trở nên vô danh".

 Với số lượng hàng chục triệu, thư viện này có những tài liệu từ những công trình bất hủ nhất của văn hoá  nhân loại, ví dụ như những phiên bản chữ viết tay của Gutenbớc Bible và bản thảo gốc Tuyên ngôn Độc lập Mỹ của Jeferson, cho đến những tài l...

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.

Toà nhà Thư viện rất lớn, dùng chất liệu gỗ, đá là chính, tường các căn phòng được ốp gỗ có trạm trổ rất đẹp. Công nghệ thông tin và tự động hoá được áp dụng khá tốt - thư viện có hệ thống dữ liệu lớn chạy trên mạng máy tính giúp mọi người tra cứu thông tin được nhanh chóng, có hệ thống ống chuyển phiếu yêu cầu và hệ thống băng truyền chuyển sách. Tuy vậy, có nhiều người mượn sách nên bạn đọc phải chờ từ 20 đến 40 phút mới lấy được cuốn sách mà mình yêu cầu. Thư viện được tu bổ lộng lẫy như thế này hoàn toàn bằng tiền tài trợ của các nhà hảo tâm. Trên tường, có nhiều bức tranh sơn dầu khổ lớn, hoàn toàn về đề tài sách, nhà in, nhà xuất bản. Ngay trong trang trí, người Mỹ cũng rất thực tế, hướng những giá trị thẩm mỹ vào nội dung công việc của họ. Ví dụ có một phòng đọc được tài trợ bởi một ông trùm xuất bản, thì quanh tường treo toàn tranh về các nhà xuất bản có liên quan đến ông ta. Lại có một triển lãm ngay trong thư viện, nội dung tập trung vào các tài liệu, văn bản quan trọng trong suốt lịch sử phát triển của nước Mỹ. Bà Pau Léc-lơ, Chủ tịch Thư viện, nói rằng đây là thư viện rất độc đáo, riêng chỉ có ở Mỹ. Bà dẫn chúng tôi vào phòng đọc chính, một phòng rất lớn, có trang bị nhiều máy vi tính, được đặt tên là phòng đọc Hoa Hồng. Có rất nhiều bạn đọc từ nước ngoài đến truy cập In-tơ-nét tại phòng này - mọi người im lặng ngồi trước màn hình, tai đeo cáp nghe. Đến phòng Châu Á, tôi thấy có khá nhiều sách về Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật bản, nhưng về Việt Nam thì chỉ có bốn năm cuốn, mà lại không thuộc loại sách tiêu biểu. Người phụ trách cho chúng tôi biết họ có sách của Việt Nam về đồ cổ, về giáo hội Phật giáo, còn sách văn học chỉ có bốn năm cuốn. Chúng ta còn quá yếu trong tuyên truyền đối ngoại. Tôi tặng ông phụ trách phòng cuốn "Bê trọc" (Chuyện đời thường trong chiến tranh) của tôi do Nhà Xuất bản Thanh niên ấn hành năm 1999 và Nhà Xuất bản Văn học tái bản năm 2001. Nhìn thái độ trân trọng của ông khi lật giở những trang sách mà tôi đã ghi về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta suốt 7 năm ròng cho tới ngày toàn thắng, lòng tôi chợt bồi hồi khôn xiết. Đã đành rằng ngày ấy, dù có phải luồn rừng đội bom B52 của Mỹ, tôi vẫn luôn luôn tin vào ngày đại thắng của dân tộc, nhưng có ngờ đâu đến hôm nay lại được đặt chân lên đất Mỹ để tặng người bạn Mỹ cuốn sách viết về thời chống giặc Mỹ xâm lược ấy! Mong rằng qua cuốn sách này, những người bạn Mỹ sẽ cảm nhận được lòng yêu hoà bình tha thiết của người Việt Nam, ngay cả khi buộc phải cầm súng để bảo vệ độc lập, tự do.

Trước khi chia tay chúng tôi, bà Chủ tịch Thư viện thể hiện lòng mong muốn trao đổi và hợp tác với Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh điều cần chúng tôi ghi nhận là sự hợp tác giữa tài trợ của cá nhân với tài trợ của Chính phủ cho một cơ quan dành cho công cộng như thư viện này thể hiện tính dân chủ rất cao.

Trước khi chia tay chúng tôi, bà Chủ tịch Thư viện thể hiện lòng mong muốn trao đổi và hợp tác với Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh điều cần chúng tôi ghi nhận là sự hợp tác giữa tài trợ của cá nhân với tài trợ của Chính phủ cho một cơ quan dành cho ...

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.
DU KHẢO HOA KỲ SAU THẢM HỌA 11 THÁNG 9 - Phạm Việt LongWhere stories live. Discover now