HỘI SÂN KHẤU MÚA (DTW) - Phạm Việt Long - 11

19 4 0
                                    


Nằm ỏ tầng 5 số nhà 220 West phố 19th, Hội Sân khấu múa đang làm việc trong khung cảnh chật chội, bởi vì đây chỉ là nơi làm việc tạm - trụ sở chính của Hội nằm ở khu đất đối diện, đang được xây dựng với vốn đầu tư 12 triệu USD. Theo tài liệu do quỹ FORD cung cấp, Hội Sân khấu là một tổ chức phi chính phủ, cũng là một trong những tổ chức nghệ thuật biểu diễn ưu việt nhất nước Mỹ. Hội có trách nhiệm xác định và nuôi dưỡng các nghệ sĩ có tài mới xuất hiện hoặc đang công tác trong các tổ chức nghệ thuật khác nhau, khuyến khích đông đảo công chúng đến với các nghệ sĩ này cũng như các tác phẩm của họ. Hội tổ chức một nơi giao lưu cộng đồng vì óc tưởng tượng và yêu cầu cần thiết phải ứng dụng óc tưởng tượng đó vào thế giới ngày nay.

Theo lịch, Hội bố trí những người lãnh đạo đón tiếp chúng tôi, gồm Đavid R. Oai, Giám đốc điều hành, Ca-thơ-ry Ét-Uốt, đồng Giám đốc Nghệ thuật, và Cay Bakơ, Giám đốc Dịch vụ Nghệ thuật, nhưng khi chúng tôi đến thì chưa thấy ông giám đốc điều hành đâu. Trước khi vào phòng khách, chị Ca-thơ-ry Ét-Uốt dẫn chúng tôi đi thăm các phòng làm việc. Đã vào nhiều phòng làm việc ở Niu-Yoóc, tôi thấy người Mỹ ít quan tâm đến sự ngăn nắp và tính thẩm mỹ, như những căn phòng này có những vật dụng gác cẩu thả trên các giá sát trần nhà mà trên đó, các đường ống dẫn nước hay dẫn khí, đường điện... chạy lộn xộn trông đến rối mắt. Tất nhiên đây là nơi làm việc tạm, nhưng kể cả những nơi làm việc ổn định, tính mỹ thuật cũng không có gì đáng khen. Đổi lại, người Mỹ quan tâm đặc biệt đến tính tiện lợi của vật dụng. Phòng khách nào cũng có bàn uống nước mà trên đó có một cái bình nước căm điện gồm nhiều ngăn đựng nhiều thứ nước, chủ yếu là ba thứ: cà phê, chè, và nước sôi, một ít bánh trái điểm tâm, dưới bàn là thùng rác. Phục vụ làm việc, các phòng đều trang bị máy vi tính đến từng cá nhân, và ở phòng làm việc chung có các phương tiện nghe nhìn hiện đại. Giống như khi thăm các cơ quan khác, tôi được giới thiệu trước hết là bộ phận gây quỹ, bộ phận ma két tinh. Tôi hiểu rằng đây là những bộ phận hết sức quan trọng, góp phần chủ yếu tạo ra nguồn tài chính và hiệu quả hoạt động của các đơn vị văn hoá nghệ thuật ở Mỹ. Khi ra hành lang, chị Ca-thơ-ry Ét-Uốt chỉ sang ngôi nhà 11 tầng đang xây dựng, cho biết đó là trụ sở chính của Hội. Bên đó, các công nhân xây dựng đang lắp ghép các khối bê tông vào khung nhà. Khác với phương pháp xây dựng bên ta, anh Mỹ này giầu cho nên sử dụng rất nhiều sắt thép cho xây dựng: không đổ bê tông các cột trụ hay thanh dầm mà ghép các thanh sắt khổng lồ vào nhau thành khung, rồi lắp các khối bê tông nhẹ đúc sẵn làm sàn, vách, cho nên tiến độ xây dựng rất nhanh mà công trường lại không ngổn ngang cát sỏi... Người phụ nữ Mỹ này rất tự hào với công trình đang xây dựng đó của Hội mình, và nhắc đến ông Giám đốc điều hành với niềm kính trọng: "Công trình kia do ông Đavít R. Oai chủ trì, lát nữa các bạn sẽ được ông ấy giới thiệu kỹ về nó. Các bạn sẽ thấy ông Đavít là một người nhìn xa trông rộng". Cơ chế tổ chức ở Mỹ có chỗ khác biệt, đó là một ban lãnh đạo gồm có nhiều giám đốc, trong đó giám đốc điều hành là người chịu trách nhiệm chung, các giám đốc khác phụ trách từng lãnh vực, chứ không phải chỉ có một giám đốc và một số phó giám đốc như ta. Qua cách nói của người phụ nữ này, tôi có thể hiểu rằng ông Đavít là người rất có uy tín, được trọng nể.

DU KHẢO HOA KỲ SAU THẢM HỌA 11 THÁNG 9 - Phạm Việt LongWhere stories live. Discover now