NGƯỜI MỸ: SIÊU ĐẲNG VỀ KIẾM TIỀN - Phạm Việt Long - 18

Start from the beginning
                                    

(Nhân đây, tôi muốn lưu ý rằng cách thức tuyên truyền của Mỹ bao giờ cũng sặc mùi thực dụng và đậm mầu chính trị, mà cách tuyên truyền về môi trường Việt Nam là một ví dụ: khi cần chối tội đã gieo rắc chất độc mầu da cam trên đất nước Việt Nam, thì họ chối phắt, nhưng khi cần cô lập sản phẩm nông – ngư nghiệp của Việt Nam thì họ nói rằng chúng được sản sinh trên vùng đất nhiễm chất độc da cam). Bên cạnh lý do kinh tế, việc bài trừ cá da trơn Việt Nam còn mang sắc thái kỳ thị. Người ta biết rằng, hàng năm thị trường Mỹ nhập khẩu khoảng 20 tỷ USD hàng hải sản, chiếm 60 đến 70% thị phần trong nước, trong khi đó lượng cá da trơn Việt Nam nhập vào Mỹ chỉ chiếm 2% sản lượng cá nheo tiêu thụ tại Mỹ, đó chỉ là cái vẩy trên mình con cá lớn, không có khả năng đánh bại ngành nuôi cá Mỹ. Vậy thì lý do cạnh tranh kinh tế đơn thuần không mang ý nghĩa quyết định trong việc bài trừ cá Việt Nam này.

Một ấn tượng mạnh mẽ đối với tôi, là các hình thức quảng cáo ở Niu-Yoóc. Các loại màn hình điện tử, các tấm pa-nô bằng chất liệu nhẹ và đẹp được gắn khắp nơi, mà loại phổ biến là màn hình tinh thể lỏng cỡ lớn có chiếu hình ảnh động. Tại trung tâm Man-hát-tan, tôi đã thấy có những dẫy phố dài hầu như bị phủ hết mặt tiền bằng các loại quảng cáo, có loại quảng cáo điện tử với màn hình cỡ lớn, có khi chiếm toàn bộ bề mặt của cả một ngôi nhà cao tầng, lại có cả những khoảng tường được mở tung ra để lộ một căn phòng nhỏ có bầy bàn ghế, tủ... cũng là một cách quảng cáo trực quan bằng hàng thật rất gây ấn tượng.\

Nếu ai đó nghĩ rằng người Mỹ quảng cáo bừa bãi và lố lăng, thì người đó lầm to

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.

Nếu ai đó nghĩ rằng người Mỹ quảng cáo bừa bãi và lố lăng, thì người đó lầm to. Thực ra, người Mỹ quảng cáo rất có văn hoá, tập trung vào việc giới thiệu mặt hàng chứ không phơi bầy những hình ảnh nhố nhăng như một số nhà quảng cáo của chúng ta hay làm. Sau thảm hoạ 11 tháng 9, các nhà quảng cáo Mỹ đã thể hiện ý thức chính trị của mình khi thay đổi nội dung quảng cáo. Họ hướng vào những hình ảnh quảng cáo không gợi nhớ những kỷ niệm đau thương về toà tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), thể hiện được tinh thần yêu nước, nhưng gây ấn tượng mạnh mẽ, kích thích người tiêu dùng. Các nhà quảng cáo đã rút biểu tượng WTC trên các sản phẩm và thay đổi chiến thuật quảng cáo cho phù hợp với tình hình mới. Hãng Gien-ne-rô Mô-trơ (GM) thu hồi hình ảnh quảng cáo trong đó có cảnh một chiếc xe hơi hiệu Cadillac của hãng né những vụ tấn công bằng tên lửa. Hãng FORD huỷ bỏ ảnh quảng cáo nhãn hiệu xe hơi Linhcoln đang chạy trên đường phố Niu-Yoóc và toà tháp đôi WTC vẫn còn nguyên vẹn. Hãng xà phòng Le-vơ Pha-be-gơ loại bỏ quảng cáo sản phẩm xà phòng mới Persil có ảnh một đứa bé muốn trở thành phi công. Thay vào đó, các công ty đưa ra những chiến dịch quảng cáo cổ động lòng yêu nước và hướng đến tương lai. Xu hướng chọn các hình thức quảng cáo phản ánh cuộc chiến tranh hiện nay như tiêu diệt Bin Lađen, hoặc hình ảnh binh lính Mỹ trong chiến tranh thế giới lần thứ hai ngồi trên chiếc xe zeep cũng được nhiều người làm theo. Các nhà quảng cáo Mỹ cũng đã tính tới các hình thức quảng cáo thoát ly thực tế, không liên quan đến chiến tranh, khủng bố nhưng lại gợi lòng tự hào về nước Mỹ và hàng hoá Mỹ. Mở truyền hình vào lúc quảng cáo, tôi hay bắt gặp câu "Tôi là người Mỹ" với những hình ảnh mô tả sinh động mặt hàng mà người ta muốn quảng cáo. Tôi đã rất thích cái máy hút bụi của Mỹ bởi vì trên quảng cáo truyền hình, người ta đã giới thiệu về nó một cách tuyệt vời: Tuy nhỏ gọn, nhưng nó hút tùn tụt cả một lô xích xông con ốc sắt to đùng. Một lần nữa tôi thấy rõ tính trọng mục đích, thực tế của người Mỹ, họ quảng cáo là để giới thiệu hàng, để bán hàng chứ không để khoe mẽ nhố nhăng. Cũng trên truyền hình, tôi chưa hề bắt gặp một cách quảng cáo phi văn hoá và thiếu tự tôn dân tộc nào kiểu như sơn trên mông một đàn con nít hoặc hô mãi câu "Uống bia kiểu Úc! Phong cách Úc!" như truyền hình của chúng ta đã làm. Ngay trong quảng cáo, người Mỹ cũng tuân theo những nguyên tắc nhất định, trong đó có nguyên tắc tập trung thông tin vào mặt hàng cần quảng cáo. Trong một buổi thuyết trình về chiến lược thông tin với chúng tôi, giáo sư Mác-tin Su-lơ-man đã phê phán kịch liệt lối quảng cáo cứ phơi mặt các ông giám đốc ra, chiếm phần lớn trang quảng cáo. Giáo sư mỉa mai: "Người ta cần xem mặt hàng mà người ta mua, chứ có phải xem mặt giám đốc đâu, hay là giám đốc muốn bán cái mặt của mình?". Chẳng hiểu vị giáo sư Mỹ kia có biết rằng quảng cáo ở Việt Nam có tình trạng đúng như giáo sư nói, hay đây chỉ là cách nói dựa trên thực tế chung? Dù sao, chúng tôi cũng có cảm giác hơi xấu hổ khi thấy lời mỉa mai của giáo sư phù hợp với cảnh trạng quảng cáo nước mình quá, trong đó có tình trạng mặt các ông giám đốc hay được trưng ở vị trí quan trọng nhất của trang quảng cáo!

DU KHẢO HOA KỲ SAU THẢM HỌA 11 THÁNG 9 - Phạm Việt LongWhere stories live. Discover now