Sức khỏe người đàn ông không tốt, nửa đêm hay ho khan.

Buổi tối lúc được đón đi, ông đã gầy yếu đến mức tinh thần không rõ.

"Tôi có thể mang hai tấm ảnh này đi không?"

"Cô là người thân của ông ấy?"

"Tôi là con gái của ông." Mỗi một chữ, Kiều Vi nói đến sống mũi chua xót, nhưng lại vô cùng kiêu ngạo.

Hình ảnh người đàn ông kia và cô gái trước mặt giao nhau, dường như sẽ không có ai nghi ngờ quan hệ huyết thống của họ.

Người phụ nữ gật đầu: "Đương nhiên là được, tất cả cô cậu cứ mang đi đi, ngày mai tôi kêu bên chụp ảnh rửa ra hai tấm khác, có điều..."

"Cái gì?"

"Trước lúc đi ông ấy còn để lại một thứ trong ngăn kéo, tôi nghĩ cô sẽ cần."

Người phụ nữ vội chạy lên lầu, lúc xuống cầm theo một túi văn kiện được niêm phong.

Sau này thỉnh thoảng thấy ảnh của người đàn ông trên mạng chị mới biết thân phận của ông, cũng cảm thấy may mắn khi bản thân đã giữ lại bản thảo trong ngăn tủ.

Đây là một nhạc khúc còn chưa viết xong, chị biết đàn guitar, có thể đọc hiểu khuông nhạc, biết giai điệu đang dừng giữa chừng.

Chữ viết trên bản thảo thanh tú tự tại, nét chữ tiếng Anh vô cùng đẹp, chỉ cần đọc nhạc phổ cũng có thể nhìn ra đó là người đàn ông nho nhã lễ độ.

Tên nhạc khúc viết ở đầu bản thảo: Song for roses.

Bài ca viết cho tường vi.

Nếu hôm nay hai người không tới, có lẽ nhạc khúc này sẽ mãi mãi đặt ở đầu tủ, không nhìn thấy ánh mặt trời.

Kiều Vi cầm nhạc phổ nhìn rất lâu, nếu không phải đàn violin đang ở trên lầu, cô chắc chắn sẽ không nhịn được mà lập tức mở hộp ra cầm đàn kéo thử.

"Còn thiếu đoạn kết." Khi lật đến trang cuối cùng, cô ngẩng đầu nhỏ giọng nói với anh.

Đôi mắt chứa nước mắt của cô như ảnh ngược của biển rộng bên ngoài, thanh triệt thâm thúy.

"Để anh xem." Hoắc Hào Chi nhận lấy bản thảo.

Tác phẩm cuối cùng thiên tài violin để lại trên đời là viết cho con gái.

Toàn bộ tác phẩm có bốn chương, không giống phong cách của tất cả tác phẩm trước đây của ông ấy, ông ấy gần như thoát khỏi cấu trúc âm nhạc chặt chẽ, không còn theo đuổi sự cân bằng và đối xứng của giai điệu cùng tiết tấu mà dùng rất nhiều âm giai ngũ cung mang đến nhiều màu sắc cho tác phẩm.

Chương mở đầu là giai điệu vui tươi sống động theo phong cách sonata do piano biểu diễn, violin bắt chước sự thay đổi dây đôi của Kleiser trong phần còn lại.

Kiều Vi nhớ khi mình sáu bảy tuổi, có lần cô đã bị tra tấn bởi những âm kép như uốn lưỡi trong bài số 33 etude Kreutzer khiến việc tập luyện trở thành màn tra tấn.

Mà bản nhạc thể hiện một cách sống động cảm xúc buồn chán của cô lúc bấy giờ, giống như sự bất lực của của một người cha.

Tiểu tường vi- Tiểu Hồng HạnhWhere stories live. Discover now