Cô gái kia có hơi quen mắt, nhưng nhất thời cô lại không nhớ ra người đó là ai.

...

Giữa tháng mười hai, đa phần sinh viên trường âm nhạc đều đang chuẩn bị cho kỳ thi cuối cùng, bầu không khí vô cùng căng thẳng.

Mới tờ mờ sáng, phòng tập đàn vẫn sáng đèn.

"Đêm qua em tập bài gì thế?" Giáo sư Chu ở cạnh giúp cô lật bản nhạc.

"Em luyện 'Bản hòa âm Tây Ban Nha'." Kiều Vi xấu hổ, "Vẫn kéo không tốt lắm."

"Vậy nghe thử trước đã, chỗ nào có vấn đề cô sẽ giúp em." Giáo sư đặt bản nhạc lên giá.

Người đầu tiên dạy Kiều Vi đàn violin là ba cô, ông ấy là nghệ sĩ tài năng, hai mươi mấy tuổi dường như đã biểu diễn hết các bản nhạc từ cổ điển đến hiện đại, tất cả bản được ghi lại đều trở thành kinh điển.

Khi nhỏ học đàn, Kiều Vi chỉ có thể dựa vào năng khiếu của mình, bởi vì thiên tài sẽ không tỉ mỉ dạy bạn làm thế nào điều chỉnh tốc độ, lực độ, góc độ, cứ như những điều đó bạn đương nhiên phải biết vậy.

Giáo sư chu thì hoàn toàn khác, có rất nhiều vấn đề, sau khi Kiều Vi vào đại học âm nhạc mới bắt đầu học có hệ thống, ví dụ như phương pháp luyện tập, kỹ thuật diễn tấu, rất nhiều thói quen của cô đều do giáo sư Chu bồi dưỡng mà thành, cũng là giáo sư Chu giúp cô sửa các thói quen xấu.

"Hòa âm Tây Ban Nha" thực chất là khúc dạo đầu của một bản hòa tấu, kỹ thuật với Kiều Vi mà nói không quá khó, nhưng cần khả năng cảm nhạc tốt và lực độ đủ mạnh.

Kiều Vi cố gắng chạm đến cái hay trong tiết tấu và giai điệu của Hòa âm Tây Ban Nha, tối qua cô luyện tập rất lâu mới tìm được chút cảm giác, sau khi trở về cũng cân nhắc cả đêm.

Bây giờ đối diện với ánh mắt khích lệ của giáo sư Chu, tay cô lại ngứa ngáy.

Cầm hộp đàn lên, Kiều Vi đứng thẳng người, cằm tựa vào phần hộp, nhìn bản nhạc một cái rồi nhắm mắt lại.

Ngay đoạn đầu bản nhạc, Kiều Vi đã rất nhập tâm.

Giáo sư Chu kinh ngạc. Kiều Vi trầm tính, bà vốn tưởng để cô kéo khúc nhạc trong trẻo phải cần chút thời gian. Nhưng khi nghe cô đàn, giai điệu rất tươi trẻ.

Từ khi sinh ra cô đã có cảm âm tốt, lại có đam mê với âm nhạc, tay phải điều khiển cung đàn đàn ra những giai điệu êm tai.

Từ mềm mại như nước đến vui tươi nhiệt tình, cô bình thản chuyển đổi giữa nhanh và chậm, cười vui cùng trầm ngâm hòa lẫn, buồn vui đan xen.

Đàn xong chương một đến chương năm, Kiều Vi buông thân đàn xuống, cô biết mình có vài chỗ kéo chưa rõ, bỏ sót vài âm, cho nên thấp thỏm xoay người nhìn giáo viên của mình.

Lại không ngờ giáo sư không nói tới những vấn đề đó. Bà đóng nhạc phổ lại, nhìn hồi lâu, nhẹ giọng gọi: "Kiều Vi."

"Giáo sư, sao vậy?"

"Thật muốn tìm cho em giáo viên tốt hơn." Giáo sư thở dài.

Kiều Vi kinh ngạc: "Giáo sư đã tốt lắm rồi."

Tiểu tường vi- Tiểu Hồng HạnhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ