DU KHẢO HOA KỲ SAU THẢM HỌA 1...

By 1234567long

831 95 1

Ghi lại chuyến đi Hoa kỳ sau vụ thảm họa 11 tháng 9 năm 2001. Chủ yếu phác họa bề mặt nước Mỹ sau vụ hai tòa... More

CHƯƠNG I. TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN - 1
TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN (TIẾP) - Phạm Việt Long - 2
CHƯƠNG II. HOA KỲ LÀ THẾ - Phạm Việt Long - 3
CHƯƠNG II. HOA KỲ LÀ THẾ - Phạm Việt Long - 4
CHƯƠNG II. HOA KỲ LÀ THẾ - Phạm Việt Long - 5
TRUNG TÂM QUỸ - Phạm Việt Long - (Tiếp 6)
QUỸ NGHỆ THUẬT NIU-YOOC (NVFA) - Phạm Việt Long 7
TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN LIN-CON - Phạm Việt Long - 8
VIỆN GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT TRUNG TÂM LIN-CON - Phạm Việt Long - 9
DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG NIU-YOOC - Phạm Việt Long - 10
HỘI SÂN KHẤU MÚA (DTW) - Phạm Việt Long - 11
MỘT SỐ PHÒNG TRANH - Phạm Việt Long - 12
BẢO TÀNG MỸ THUẬT METROPOLITAN - Phạm Việt Long - 13
KHU TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ROCLEFELLER - Phạm Việt Long -14
CÂU LẠC BỘ SÂN KHẤU THỂ NGHIỆM LA MAMA - Phạm Việt Long - 15
CÔNG VIÊN B-RAI-AN - Phạm Việt Long - 16
THƯ VIỆN CÔNG CỘNG NIU-YOOC - Phạm Việt Long - 17
NGƯỜI MỸ: SIÊU ĐẲNG VỀ KIẾM TIỀN - Phạm Việt Long - 18
NGƯỜI MỸ: SIÊU DẲNG VỀ THÔNG TIN/TRUYỀN THÔNG - Phạm Việt Long - 19
NGƯỜI MỸ: SIÊU DẲNG VỀ THÔNG TIN/TRUYỀN THÔNG (2)- Phạm Việt Long - 20
PHÁC HOẠ CHÂN DUNG MẤY NGƯỜI BẠN - Phạm Việt Long - 21
PHÁC HOẠ CHÂN DUNG BA NGƯỜI BẠN: Ma-ri-sa Lốp-pơ - Phạm Việt Long - 22
PHÁC HỌA CHÂN DUNG BA NGƯỜI BẠN - TIM ĐO-LING - Phạm Việt long - 23
NHÌN LẠI NƯỚC MỸ - Phạm Việt Long - 24
CHƯƠNG III: HOÀ BÌNH KHÔNG CỦA RIÊNG AI - Phạm Việt Long - 25
PHỤ LỤC PHẦN MỘT: NƯỚC MỸ VÀ VĂN HOÁ MỸ - Phạm Việt Long - 26
II. CƠ CẤU TÀI TRỢ CHO NGHỆ THUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN - Phạm Việt Long - 27
IV. DƯ LUẬN XUNG QUANH SỰ KIỆN 11 THÁNG 9 (1)- Phạm Việt Long - 29
IV. DƯ LUẬN XUNG QUANH SỰ KIỆN 11 THÁNG 9 (2)- Phạm Việt Long - 30
GÂY CHIẾN TRANH CÓ PHẢI LÀ CÁCH TỐT NHẤT - Phạm Việt Long (3) 31 (hết)

PHẦN HAI: THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN THẢM HOẠ 11 THÁNG 9 - Phạm Việt Long - 28

26 2 0
By 1234567long

I. TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ LẦU NĂM GÓC

1. Trung tâm Thương mại Thế giới

Hai tòa nhà tháp - Trung tâm Thương mại Thế giới ở Niu-Yoóc được coi là biểu tượng nền kinh tế hùng mạnh của nước Mỹ. Hai tòa nhà tháp được khởi công xây dựng từ năm 1967 theo sáng kiến của chính quyền thành phố Niu-Yoóc và tiểu bang Niu Giéc-xi, đến ngày 4-4-1973 khánh thành.

Trung tâm Thương mại Thế giới do kiến trúc sư trưởng Mi-nô-ru Y-a-ma-xa-ki thiết kế nằm trên diện tích 406.000 m2. Cả hai tòa tháp đều cao 110 tầng. Tòa tháp thứ nhất cao 417 m. Tòa tháp thứ hai 415 m, chỉ thua tòa tháp ở Tô-rôn-tô (Ca-na-đa, cao 540 m), Tháp đôi (Ma-lai-xi-a, 550 m), tháp Thượng Hải (Trung Quốc, 468 m). Hai tòa nhà tháp phía bắc và phía nam được xây dựng bằng thép đặc biệt chịu nén và bê- tông. Mỗi tòa tháp nặng 290.000 tấn, móng có chiều sâu hơn 20 mét. Mỗi tòa nhà có bệ cao 192 m, vách tường dày từ 20 đến 90 cm. Các chi tiết bằng thép được chế tạo sẵn đưa từ các thành phố Xin-tan, Lốt An- giơ-lét và Xanh Lu-i tới. Tám chiếc cần cẩu cực lớn chế tạo tại ô-xtrây-li-a được dành riêng cho Trung tâm Thương mại Thế giới.

Tính ra mỗi tòa nhà tháp đã dùng hết 323.000 m3 bê-tông và có 43.600 cửa sổ. Tổng chi phí xây dựng hai tòa nhà hết 700 triệu USD.

WTC là biểu tượng cho thế giới tài chính hùng mạnh khu Man-hát-tan, nằm trên một bán đảo rộng trông ra sông Hắt-xơn chảy qua thành phố Niu-Yoóc , thuộc khu phố trung tâm của các nhà trùm tài phiệt Niu-Yoóc. Cách đó vài trăm mét là phố Uôn, nơi thị trường chứng khoán hoạt động nhộn nhịp nhất thế giới, luôn có mặt các nhà tài chính lớn nhất ở Mỹ. Cũng tại đây, hơn 500 công ty lớn và cơ quan thương mại quốc tế thuộc 26 nước hoạt động cùng với sự có mặt của hàng trăm văn phòng thuế quan thành phố Niu-Yoóc và bang Niu Giéc-xi được bố trí đều trong 110 tầng nhà của hai tòa tháp. Toàn bộ hoạt động ở Trung tâm được điều hành và chương trình hóa bằng máy tính điện tử. Có tổng cộng 293 thang máy lớn đặt trong các tòa nhà, buồng thang máy có thể chứa 55 người, 71 cầu thang cuốn chạy suốt ngày đêm phục vụ 50 nghìn lượt người đến làm việc hàng ngày. Hệ thống thang máy hiện đại đến mức cần một phút là người ta có thể lên xuống 110 tầng.

Từ hàng chục năm nay, Trung tâm Thương mại Thế giới trở thành một du lịch hấp dẫn của người Mỹ và khách quốc tế. Mỗi năm nơi đây đón hơn 200.000 khách du lịch. ở tầng 107 trong tòa tháp có nhiều hiệu ăn sang trọng gọi là "cửa số 1 ngắm nhìn thế giới" dành cho những nhà tư bản lớn. ở phần chìm dưới mặt đất của Trung tâm có Trung tâm Thương mại Man- hát-tan với nhiều bến xe điện ngầm, nhà ga đường sắt, bến đỗ xe hơi. Buổi sáng, các đầu mối giao thông này đón hàng chục nghìn nhân viên, viên chức đến làm việc, khách thăm và mua sắm. Theo thiết kế, hàng cột với các bó thép của WTC ken dày, xít nhau chung quanh cột bê-tông hình chữ nhật chịu lực. Các cột chịu lực chính hình trụ lõi thép đều được giằng vào nhau tạo nên một kết cấu vững chắc. Do tháp đôi được thiết kế vĩnh cửu, chịu được động đất mạnh, cho nên nếu chỉ tác động cơ học theo chiều ngang thì khó làm cho tháp sụp đổ. Trong điều kiện gió nhẹ bình thường, đỉnh tháp luôn dao động với biên độ vài mét so với trung tâm là nhờ có kết cấu thép.

Các khung chịu lực bình thường bên trong hai tòa tháp đôi đã phải chịu trọng tải khá lớn của gần 300 thang máy

Sau khi hai máy bay lần lượt lao vào tháp đôi, máy bay đã làm lệch trọng tâm một số cột chịu lực, làm yếu đáng kể kết cấu chung. Nhưng điều tồi tệ hơn là đã có quá nhiều nhiên liệu dùng cho máy bay khi va chạm mạnh đã nổ tung và gây cháy. Lửa cháy do xăng máy bay tạo ra nhiệt độ lớn đến 1.500 độ C khiến cho các lõi thép bị nung nóng trong thời gian dài. Nhiệt độ theo các lõi thép lan tỏa nhanh khắp toàn bộ tòa nhà. Một số chỗ nối bị nóng chảy, còn các phần lõi thép đều bị mềm ra làm suy yếu nghiêm trọng các cột chịu lực. Trong khi đó, các cột này vẫn phải chịu một lực nén rất lớn của toàn bộ khối nhà110 tầng theo chiều thẳng đứng. Lửa càng cháy lâu càng làm cho các cột thép chịu lực kém. Đến một độ nhất định, toà nhà cứ thế sụp đổ dần dần từ trên xuống theo phương thẳng đứng .

Sự sụp đổ của tháp đôi gây chấn động mạnh đến nền móng của toà nhà Oan- Li-bơ-ty Pờ-la-za cao 226,47m cũng được xây dựng bằng thép năm 1973 và một toà cao ốc nữa liền kề, làm cho hai toà nhà này sụp đổ theo.

2. Lầu Năm góc

Lầu Năm góc, tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Mỹ và là đầu não chi huy và kiềm soát quân sự quốc gia, thật sự là một "thành phố", nơi làm việc của 26.000 nhân viên quân sự, dân sự thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ và 3.000 nhân viên phục vụ khác. Tòa nhà lớn này còn là biểu trưng cho thiết chế và sức mạnh quân sự Mỹ.

Lầu Năm góc được hình thành từ ý tưởng và đề nghị của thiếu tướng Bre-hon B.Xom-mơ-ven, phụ trách bộ phận xây dựng của văn phòng Tổng cục Hậu cần từ giữa tháng 7-1941. Ban đầu là giải pháp tạm thời giải quyết nơi làm việc cho Cục Chiến tranh.

Sự phát triển nhanh chóng của Cục Chiến tranh mở ra tầm nhìn mới về lối kiến trúc đơn là nơi làm việc cho tất cả các bộ phân, đối lập lối kiến trúc đa cá thể thịnh hành thời bấy giờ. Quốc hội Mỹ, mặc dù lo ngại về chi phí cho công trình nhưng do sự cấp thiết can thiệp quân sự vào khu vực Châu Âu và Viễn Đông, ngày 14-8-1941 đã thông qua ngân sách khoảng 83 triệu USD để xây dựng trụ sở mới cho Cục Chiến tranh.

Lầu Năm góc được khởi công xây dựng ngày 11 -9-1941.

Vị trí đầu tiên được chọn để xây dựng Lầu Năm góc là trang trại A-linh-tơn, nằm lọt giữa năm đường cao tốc hợp với một tòa nhà kiến trúc hình khối năm cạnh. Sau đó do lo ngại sự xuất hiện của tòa nhà ảnh hưởng quang cảnh của Oa- sinh-tơn, Tổng thống Mỹ thời bấy giờ, ông Ru-dơ-ven quyết định dời vị trí xây dựng cách đó 314 dặm (1.200 m) bên bờ sông Pô-tô-mác. Vị trí được chọn gồm khu vực sân bay Hu-vơ, một số nhà máy và khu dân cư nghèo.

Thiết kế cuối cùng theo lối kiến trúc tân cổ, gồm một sân ngoài trời bao bọc bởi năm hành lang tạo hình khối năm cạnh. Tòa nhà được xây dựng bằng bê-tông cốt thép với khối lượng 380.000 tấn cát lấy từ sông Pô-tô-mác và 41.492 trụ bê-tông, mang bóng dáng kiến trúc tòa nhà Quốc hội Mỹ, tiết kiệm được thép để đóng mới một chiếc tàu chiến. Lúc cao điểm của quá trình xây dựng, tới 1.000 kiến trúc sư và 14.000 công nhân làm việc. Thời gian làm việc chia làm ba ca trong 24 giờ. Chỉ 16 tháng sau ngày khởi công vào 15-1-1943 Lầu Năm góc đã hoàn thành.

Lầu Năm góc được xây dựng trên diện tích 34 ha trong đó có 5 ha sân trung tâm, gấp năm lần diện tích tòa nhà Quốc hội, có tổng diện tích sử dụng hơn 600 nghìn m2, có 7.754 cửa sổ, tổng chiều dài các hành lang hơn 28 nghìn mét. Mặc dù rộng mênh mông như vậy nhưng chỉ cần 7 phút đi từ góc này sang góc kia của tòa nhà.

Cơ quan bảo vệ Bộ Quốc phòng (DPS) hoạt động 24/24 giờ, chịu trách nhiệm hướng dẫn và giải quyết các tình huống khẩn cấp như cung cấp dịch vụ y tế, cứu hỏa, tai nạn giao thông, chống tội phạm... trong tòa nhà. Các phương tiện, dịch vụ và các thông tin về cứu hỏa được lắp đặt ở các vị trí dễ nhận biết dọc các hành lang. Nhân viên cứu hỏa luôn ở trạng thái sẵn sàng. Thông tin về sơ tán khẩn cấp và bản đồ các hướng sơ tán đều có trong tất cả phòng làm việc tại toà nhà.

Kể từ năm 1943 đến nay Lầu Năm góc đã qua ba lần sửa sang lớn và xây dựng thêm. Lầu Năm góc cũng là một điểm thu hút khách du lịch Mỹ cũng như nước ngoài. Chương trình du lịch Lầu Năm góc được bắt đầu từ ngày 17-5-1976, hằng năm thu hút khoảng100.000 du khách. Năm 1996, Lầu Năm góc đón vị khách thứ hai triệu.

(Báo Nhân Dân)

II. NHỮNG CUỘC CHIẾN MỸ ĐÃ THAM GIA

Kể từ cuộc tổng tuyển cử năm 1789 đưa Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn lên làm vị tổng thống đầu tiên cho đến nay, Mỹ đã nhiều lần đem quân đi đánh ở nước ngoài, trong đó có 27 lần có quy mô lớn..

Từ năm 1789 tới chiến tranh thế giới lần thứ hai 1945, Mỹ đã tiến hành 7 cuộc chiến tranh lớn sau đây:

1- Cuộc chiến Mỹ - Anh (năm 1812): Khi bùng nổ cuộc chiến do Na-pô-lê-ông khởi xướng, một tàu buôn Mỹ bị hải quân Anh đánh đắm, Mỹ đã gửi tàu chiến đến trả đũa. Sau đó, tàu Mỹ cũng đã đụng trận với tàu chiến của Na-pô-lê-ôn.

2- Chiến tranh Mỹ – Mêxicô (1846 - 1848): Xung đột do tranh chấp biên giới. Các trận đánh nhau dữ dội diễn ra tại vùng biên giới Mỹ - Mêxicô. Phần thắng nghiêng về phía Mỹ.

3- Chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1989): Một vụ nổ bí mật xảy ra trên tàu chiến Mỹ đang neo đậu tại cảng Havana. Cho Tây Ban Nha là kẻ chủ mưu, Mỹ đã đưa quân đến đánh.

4- Ni-ca-ra-goa (1912 - 1933): Vì muốn đòi nợ, Mỹ tiến quân chiếm đóng Ni-ca-ra-goa. Đến năm 1933, vì bị thế giới và nhân dân Ni-ca-ra-goa phản đối kịch liệt nên Mỹ đã rút quân.

5- Ha-i-ti (1915): Mỹ đưa quân đến Hai-i-ti để "dạy cho Hai i ti một bài học về dân chủ", sau đó ở lại suốt 19 năm.

6- Thế chiến I (1914 - 1918): Từ 6 - 4 -1917, Mỹ thật sự tham gia chiến đấu với Đức. Có khoảng 114.000 lính Mỹ thiệt mạng.

7- Thế chiến II (1939 - 1945): Mỹ tham chiến từ 8-12-1941 sau khi Nhật đánh Trân Châu cảng. 300.000 lính Mỹ chết.

Từ năm 1945 quân Mỹ đã tham chiến ở nhiều vùng trên thế giới, gồm ở Địa Trung Hải, Cận Đông, châu Phi, Á, Mỹ La tinh. Dưới đây là 20 chiến dịch lớn nhất của quân đội Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai:

1- Triều Tiên (1950-1953): Dưới danh nghĩa Liên hợp quốc, Mỹ đưa quân đến giúp Nam Triều Tiên. 33.000 lính Mỹ chết.

2- Kênh đào Xuy-ê ở Ai Cập (1956): Suốt cuộc khủng hoảng, Mỹ đưa Hạm đội 6 với 2.500 quân, liên minh với Pháp, Anh và Ixraen, cho đến khi bị tẩy chay về nước.

3- Lêbanon (1958): 3.200 lính thuỷ đánh bộ Mỹ đến chiếm Lêbanon với chiêu bài bảo vệ người Mỹ ở đây.

4- Cu Ba (4-1961): Quân Mỹ âm mưu tiến vào vùng He-ron của Cu Ba nhằm lật đổ chủ tịch Phi đen Cat-xtơ-rô nhưng đã thất bại.

5- Việt Nam (1965-1973): Chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc chiến tranh Mỹ sử dụng nhiều binh lính nhất từ sau Thế chiến thứ hai. Sau khi thất bại, phải rút quân về nước, Mỹ mất khoảng 55.000 binh sĩ.

6- Cộng hoà Đô-mi-ni-ca (1965): 30.000 lính Mỹ đã chết tại Xan-to Đô-mi-gô.

7- Lào (1946-1973): Chiến dịch quân sự Mỹ chống lại Mặt trận Pa thét Lào ở Lào.

8- Iran (1980): Mỹ dùng trực thăng thả biệt kích xuống sứ quán Mỹ ở Tê- hê-ran để giải thoạt 52 con tin người Mỹ bị cầm giữ.

9- Lêbanon (1983): Tổng hành dinh lính Mỹ ở Beirut bị đánh bom, 239 lính Mỹ thiệt mạng. Từ Si-ri, Mỹ đổ quân qua để uy hiếp quân khủng bố.

10- Grê-na-đa (1983): Sau khi phe cánh tả ám sát thủ tướng Grê-na-đa, Mỹ đưa 1.900 quân đến. Phe cánh tả rút vào rừng. Mỹ dàn quân ở vùng biển Ca-ri-bê.

11- Li-bi (4-1986): Dưới chiêu bài chống khủng bố, sau cuộc cấm vận kinh tế, Mỹ tiến hành những hoạt động quân sự chống Li-bi, đánh bom Tri-pô-li và Ben-ga-di.

12- Pa-na-ma (12-1989): Vì cho là tướng Antonio Noriega buôn lậu ma tuý vào Mỹ, Mỹ đã đưa quân vào Pa na ma bắt Noriega đem về Mỹ xử.

13- Vùng Vịnh Pép-xích (1991): Từ tháng 8 năm 1990, Mỹ mở chiến dịch quân sự "Bão táp sa mạc" tiến đánh Irắc, đến đầu năm 1991 coi như chiến thắng.

14- Sô-ma-lia (1992 - 1994): Mỹ tiến quân vào Somalia năm 1992. Đến năm 1994, khi đài CNN quay và chiếu cảnh một lính Mỹ bị giết chết, bị trói rồi léo lê trên đường phố, vì dân chúng biểu tình phản đối nên Mỹ phải rút quân khỏi Sô-ma-lia.

15- Irắc: Ngày17-1-1993: Mỹ tấn công tên lửa vào bộ chỉ huy tình báo Irắc ở Bát-đa để đáp trả cái gọi là kế hoạch ám sát Tổng thống Bu-sơ (cha) của Irắc.

16- Ha-i-ti (1994): Dưới danh nghĩa Liên hợp quốc, Mỹ đổ quân vào Hai-i-ti giúp Tổng thống Giên A-ri-stai nắm quyền.

17- Bô-xnia (1995): Để giúp hai phe Hồi giáo và Croat, máy bay Mỹ ném bom phe người Xéc-bia ở Bô-xnia.

18- Irắc (3-9-1996): Mỹ tấn công tên lửa có cánh vào Irắc sau khi quân Irắc tấn công người Quốc ở bắc I rắc.

19- Áp-ga-ni-xtan và Xu-đăng (1998): Với danh nghĩa chống khủng bố (lúc đó Bin Lađen đang ở tại áp-ga-ni-xtan), Mỹ bắn hoả tiễn vào áp-ga-ni-xtan và Xu-đăng khiến nhiều người chết và bị thương.

20- Nam tư (1999): Quân Mỹ với NATO công khai giúp phe người gốc An-ba-ni ở Kô-sô-vô. Sau đó họ ném bom và bắn hoả tiễn tàn phá Nam Tư.

(Tuổi trẻ 21-9. Theo Izvestia và Công an tp HCM, theo China Post)

III. NHỮNG VỤ TẤN CÔNG LỚN VÀO MỸ

1. Tháng 4 năm 1983: Đánh bom vào toà Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Bây-rút (Li Băng) làm 63 người thiệt mạng, trong đó có 17 quân nhân Mỹ.

2. Tháng 10 năm 1983: Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Li Băng bị đánh bom làm 241 quân Mỹ và 58 người khác bị thiệt mạng.

3. Tháng 4 năm 1985: Đánh bom vào một căn cứ quân sự Mỹ tại Rê-an Ma-đrít (Tây Ban Nha) làm 18 người chết và 82 người bị thương.

4. Tháng 6 năm 1985: Một máy bay của hãng hàng không TWA bị bắt cóc ở Bây rút và khủng bố bắn chết 6 người Mỹ trong một quán cà phê ở Xan Xan-va-đo (En Xan-va-đo).

5. Tháng 8 năm 1985: Đánh bom vào căn cứ quân sự Mỹ tại Phrăng phuốc (Đức) làm 2 người thiệt mạng và 20 người bị thương.

6. Tháng 11 năm 1985: Không tặc tấn công những hành khách là người Mỹ trên máy bay của hãng Hàng không Ai Cập (Egyptair) làm 60 người chết.

7. Tháng 12 năm 1985: Văn phòng hàng không của Mỹ và Ixraen bị tấn công cùng lúc ở Rôma (I ta ly a) và Viên (áo) làm chết 20 người.

8. Tháng 4 năm 1986: Một nhà hàng ở Béc-lin (Đức) bị tấn công làm 1 lĩnh Mỹ chết, 44 lính Mỹ bị thương.

9. Tháng 12 năm 1988: Chiếc máy bay hành khách cỡ lớn Bô-ing 747 của Mỹ bị đánh bom trên bầu trời Lốc-cơ-bi (Xcốt-len) làm 259 người thiệt mạng.

10. Tháng 2 năm 1993: Toà nhà Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) cao 110 tầng ở Niu-Yoóc lần đầu tiên bị đánh bom làm 6 người chết và hơn 1.000 người bị thương.

11. Tháng 4 năm 1995: Toà nhà Liên bang ở Ô-cla-hô-a (Mỹ) bị một xe tải thuốc nổ đánh vào khiến 168 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị trọng thương.

12. Tháng 7 năm 1996: Đánh bom căn cứ quân sự Mỹ ở Khô-rơ-ba (Arập Xê-út) làm 19 lính Mỹ chết và 400 người bị thương.

13. Tháng 7 năm 1996: Một buổi hoà nhạc ngoài trời tại Thế vận hội Ôlympíc át-lan-ta (Mỹ) làm 2 người chết và 110 người bị thương.

14, Tháng 6 năm 1998: Toà Đại sứ Mỹ tại Bây rút (Lêbanon) bị tấn công bằng hoả tiễn.

15. Tháng 8 năm 1998: 2 toà Đại sứ quán Mỹ ở Kê-nia và Tan-da-nia đồng loạt bị đánh bom làm hơn 260 người chết và hơn 5.000 người bị thương.

16. Tháng 2 năm 2000: Một vụ nổ xảy ra phía sau toà nhà 40 tầng của ngân hàng Ba-clay ngay góc phố Uôn, Niu-Yoóc.

17. Tháng 10 năm 2000: Tầu tuần dương USS Col của Hải quân Mỹ đang đậu trong cảng A-đen tại Y-ê-men bị đánh bom làm 17 lính Mỹ thiệt mạng, tàu hỏng nặng.

Theo Hương Giang và V.P.L 

Continue Reading

You'll Also Like

191M 4.5M 100
[COMPLETE][EDITING] Ace Hernandez, the Mafia King, known as the Devil. Sofia Diaz, known as an angel. The two are arranged to be married, forced by...
1M 66K 86
Tác giả: Quất Tử Chu. Edit: Tư Hạ (10/12/2020) Beta: Đậu. Văn Án ở phía dưới. Nội dung: Hào môn thế gia - trọng sinh - tình yêu và hôn nhân - ngọt vă...
55.1M 1.8M 66
Henley agrees to pretend to date millionaire Bennett Calloway for a fee, falling in love as she wonders - how is he involved in her brother's false c...
6.7K 618 21
Guma và Oner là bạn của nhau, chính xác ở đây là bạn ... giường. Hai người quả thật lúc đầu không quan tâm lắm về vấn đề này. Họ đến với nhau về chuy...