21.9

668 24 1
                                    

Lại thêm một người chết, sắc mặt trưởng thôn và cảnh sát đều u ám.

Đội trưởng Ngô nói cho tôi biết gia đình tôi đã bỏ trốn, ngoài ra Hạo Minh đã qua đời, thi thể còn đang ở trường mẫu giáo, khi xe cứu thương và xe cảnh sát đến, nó đã trút hơi thở cuối cùng, trên người không còn một miếng thịt nào lành lặn.

Trường mẫu giáo liên tục gọi cho anh trai và chị dâu, họ nói đã sắp đến nhưng thực chất bốn người đã lái xe lên đường cao tốc. Đến khi cảnh sát truy đuổi, họ bỏ lại xe, vượt rào.

Tiền trong tài khoản sớm đã bị chia nhỏ, theo thống kê, hơn 6.400.000 tệ đã được chuyển đi.

Nghe đến con số này, tôi thực sự sốc.

Cho dù đã lên kế hoạch ăn chặn từ viện dưỡng lão này trước nhưng bọn họ không thể có nhiều tiền đến vậy!

Đội trưởng Ngô đưa cho tôi bản sao biên bản: "Cô tự xem đi, trong năm năm qua mỗi năm viện dưỡng lão có hơn mười người chết, riêng năm trước có tận ba mươi người. Xét theo tuổi tác và tình hình đặc biệt năm trước thì đây là chuyện bình thường, hơn nữa con cháu của họ đều không có ý kiến, sau khi nhận thông báo thì đều đưa di hài đi hỏa táng, chúng tôi không thể điều tra, trong đây bao gồm bà nội cô. Ai cũng biết viện dưỡng lão thường có quỹ đen nhưng không ngờ lại nhiều như vậy."

Tôi chỉ mới lật đọc sơ qua mà người đã đầy mồ hôi lạnh.

Số tiền viện dưỡng lão thu vào không như số liệu tôi được thấy ban đầu.

Những khoản lương hưu, trợ cấp sinh hoạt, trợ cấp đất nông nghiệp đều bị anh trai tôi cầm căn cước của họ đi nhận thay. Một cụ già có thể được hưởng từ 2000 đến 3000 tệ.

Thỉnh thoảng có con cháu đến viện dưỡng lão thăm người thân, tiền và quà cáp của họ đều bị mẹ tôi cất riêng.

Mỗi năm mỗi cụ già phải nộp ít nhất mấy nghìn tệ, nếu thiếu, chị dâu sẽ mượn cớ dưỡng sinh hoặc bị bệnh mà chỉ cho ăn chút chái, bỏ đói họ, bắt họ sinh hoạt vào buổi tối hoặc thường xuyên kiểm tra phòng vào ban đêm, không để cho họ ngủ yên.

Ai có tiền thì có thể đi tìm thím Lưu tiêu pha.

Việc này cứ như một vòng tuần hoàn, con cái ai không thích người già đều sẽ ném vào viện dưỡng lão, sau đó viện dưỡng lão sẽ đòi tiền, lấy cớ là mỗi tháng chỉ cần trả tiền là không cần phải chăm sóc phụng dưỡng người già, càng đỡ gặp phiền phức.

Kể cả khi con cái nhất quyết không chịu cho, phận làm cháu cũng sẽ liên lạc riêng với anh trai và chị dâu để hỗ trợ.

Chỉ riêng thu nhập này thôi mà một năm viện dưỡng lão kiếm được mấy trăm nghìn tệ.

Về phần những cụ già đã qua đời, quan hệ giữa họ và con cái thường không tốt lắm. Nhưng cũng chính vì biết chuyện này, anh trai và chị dâu càng xúi giục bên tai rằng con cái của họ bất hiếu, khuyến khích họ về nhà gây chuyện và xin tiền.

Khi đạt đến một mức độ nào đó, anh trai và chị dâu sẽ đưa ra gợi ý, chẳng hạn như cụ già nằm viện qua đời hoặc là trong làng có người già không được đưa vào viện dưỡng lão cuối cũng phải chết đói.

Viện dưỡng lão chỉ nhận người trên 70 tuổi, hầu hết đều có bệnh lý nền, có người hằng năm phải nhập viện nhiều lần. Khi bệnh đột ngột tái phát phải nhập viện để phẫu thuật, tốn tiền tốn bạc, anh trai và chị dâu lại đưa ra gợi ý.

Trong số mười mấy cụ già qua đời hàng năm, ít nhất một nửa trong số họ giống như trường hợp của ông Cố, có con cái bí mật liên lạc với anh trai và chị dâu, anh trai và chị dâu chỉ cần âm thầm nghĩ cách để ông ta chết một cách "tự nhiên".

Trong trường hợp của ông Cố, chỉ cần cho ông ta xem tạp chí hoặc phim ảnh có ám thị, khiến ông ta không thể dừng lại, cho nên cuối cùng đã chết vì kiệt sức.

Đương nhiên các dịch vụ này không phải miễn phí.

Trong bản sao biên bản có nhắc đến tên rất nhiều người.

Vì không có bằng chứng xác thực, hầu hết thi thể đều được hỏa táng, con cái của các cụ già cũng không ý kiến nên không thể tiếp tục điều tra.

Do vậy, cảnh sát chỉ có thể theo dõi vụ việc của Tiền Tam Tư và bà cụ vừa qua đời.

Thấy tôi đã đọc xong, đội trưởng Ngô hỏi: "Cô định làm gì với thi thể của cháu mình? Nhà trường bảo trước khi ngủ cậu bé vẫn ổn, chỉ là không chịu ăn. Chị dâu cô bả không sao, nếu nó không ăn thì về nhà ăn cũng được. Nhưng bọn trẻ vừa mới đi ngủ, giáo viên tranh thủ đi vệ sinh rồi quay lại thì thấy cậu bé tự cắn tay chân mình. Mười sáu đứa trẻ khác trong lớp bị dọa tỉnh giấc, cậu bé đó còn hỏi mọi người có muốn ăn không. Tôi đã đi điều tra, bác sĩ bảo anh trai cô bị mộng du, chuyện này có thể là do di truyền. Nhưng tại sao hành động trong lúc mộng du lại kỳ lạ như vậy?"

Tôi chần chờ một hồi, cuối cùng quyết định nói cho đội trưởng Ngô biết mẹ mình bỏ thêm thuốc vào đồ ăn ở viện dưỡng lão.

"Thảo nào!" Đội trưởng Ngô vỗ đùi đứng bật dậy, "Thảo nào bệnh nhiệt nặng như vậy viện dưỡng lão có thể giấu được. Người ở đây đúng là lòng dạ nham hiểm!"

Đội trưởng Ngô giơ tay chỉ vào mặt tôi, nhưng nghĩ tôi chẳng liên quan đến việc này, chỉ đành vội gọi điện bảo cấp dưới tìm kiếm thuốc trong phòng bếp rồi đưa đi kiểm tra, sau đó bảo tôi đến phòng trà lấy lọ thuốc ngủ.

Tìm một lúc, tôi tìm thấy lọ thuốc ngủ giấu trong ngăn kéo bí mật.

Tôi đọc hướng dẫn sử dụng, liều lượng mà chị dâu sử dụng mỗi đêm có cho một con bò dùng.

Ngoài ra còn một lọ chỉ còn phân nửa, có thể thấy đã được dùng một thời gian.

Đội trưởng Ngô thấy vậy lập tức gọi người tới thu thập vật chứng.

Giải quyết xong những việc này cũng đến giờ ăn tối, cảnh sát cũng đã tìm được lọ thuốc giấu trong bếp, không ngờ là thuốc dành cho động vật, dược tính rất mạnh, bác sĩ thấy mà cũng phải tặc lưỡi.

Thảo nào mẹ lại bảo tôi ăn cơm trước rồi mới dọn đồ ăn lên cho các cụ.

Sợ là do bữa trưa không thêm thuốc nên bà cụ bị bệnh nhiệt kia mới đột nhiên phát bệnh qua đời.

Nhưng rõ ràng mẹ và anh trai vẫn còn chút tình cảm của tôi, tại sao đến cuối cùng họ lại để tôi gánh tội cho viện dưỡng lão này chứ?

Không lẽ họ thật sự cho rằng mình có thể trốn thoát sao? 

Yêu phu thú thân: Bách vô cấm kỵ - Khát VũNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ