C68: Nhường

131 5 0
                                    

Tống Khinh Ca trở lại hội trường thì buổi đấu giá từ thiện đã bắt đầu. La Thế Sâm thấy cô thì vẫy tay, ý nói cô đến ngồi cạnh hắn.

Bán đấu giá chính thức bắt đầu. MC vẫn là Chu Châu. Nói về diện mạo, cô không được xinh đẹp bằng Đổng Tùng San, nhưng trên người cô có nét riêng rất cuốn hút người đối diện, phong cách dẫn chương trình rất chuyên nghiệp, không quá yểu điệu, cũng không quá cứng nhắc, mỗi lần mỉm cười toát lên cốt cách quý phái.

Quá trình đấu giá vật phẩm diễn ra rất thuận lợi. Toàn là những người giàu có, không tiếc tiền đã đành lại còn có thể từ đó mà đánh bóng được tên tuổi. Cho nên, chỉ đơn giản là một chiếc khăn quàng cổ  cũng đấu giá được hơn mười vạn.

Khi hai nhân viên mang ra một bức tranh, thì trên màn hình lớn của hội trường lập tức quay cận cảnh bức tranh đó. Trên màn hình, là cỏ lau bay bay, một đôi nam nữ đang ngồi ven hồ nhìn chim di trú, bức tranh mặc dù màu sắc đơn giản nhưng lại sinh động khác thường.

Khi nhìn thấy bức tranh, trong nháy mắt Tống Khinh Ca hơi sững sờ. Bức tranh này.. không phải là tranh cô vẽ sao, vẫn đặt phòng trưng bày triển lãm tranh, là tranh để triển lãm không bán. Sao lại xuất hiện trong buổi đấu giá?

Chu Châu nói: " Bức tranh để đấu giá này là của tổng giám đốc tập đoàn Tống thị Tống Khinh Ca quyên tặng, tác phẩm tên << Chim di trú>>, khi vẽ bức tranh này, cô mới mười sáu tuổi. Tống tiểu thư tập vẽ từ khi mười bốn tuổi, thầy dạy là họa sĩ trứ danh Điền Băng giáo sư, có bạn đồng học là họa sĩ Chu Văn Hi, cả hai đều học trò giỏi của Điền giáo sư.

Mọi người ở phía dưới xì xào, bàn tán. Đối với họa sĩ nổi tiếng Chu Văn Hi, tất cả đều cảm thấy không xa lạ gì, bởi vì thứ nhất, cô ấy là một họa sĩ trứ danh, có mấy tác phẩm được giải thưởng lớn cấp toàn cầu. Thứ hai, là vì bối cảnh gia đình của cô ấy, xuất thân trong danh môn, còn là vợ của tổng giám đốc tập đoàn Tây Thần nổi tiếng khắp cả nước.

Có thể đứng cạnh Chu Văn Hi, khiến cho mọi người nhìn Tống Khinh Ca với con mắt khác xưa.

Lúc này, Tống Khinh Ca khẳng định, bức tranh này là do Tống Nhã Như quyên tặng. Thế nhưng, tại sao lại không bàn bạc với cô? Chu Châu lại giới thiệu như vậy, làm cho cô vô cùng lúng túng. Cô và Chu Văn Hi đúng là học trò của Điền giáo sư, thế nhưng cũng chỉ gặp mặt nhau hai lần, không tính là quá quen. Huống chi, cô không có danh tiếng gì, trình độ vẽ cũng không thể so sánh được với đàn chị.

" Bắt đầu đấu giá tranh." Chu Châu gõ búa nói: " Giá khởi điểm là mười vạn, mỗi lần lên giá không kém một vạn." 

Đấu giá từ thiện kiểu này, đại đa số mọi người là muốn đem tiền của mình quyên góp, đấu giá chỉ là hình thức. Ra giá càng cao, thì tên tuổi càng được đánh bóng, càng có nhiều người để ý đến từ đó có thể tạo dựng nhiều mối quan hệ, hợp tác. Mặc dù thấy Tống Khinh Ca có thầy dạy nổi tiếng, có bạn học trứ danh, nhiều người nhìn cô với ánh mắt khác xưa nhưng cũng không có nhiều người hứng thú với tranh cô vẽ.

Một vài người tham gia đấu giá, trong đó là La Thế Sâm, mỗi lần hắn tăng giá 10 vạn. Không lâu sau, bức tranh đã có trị giá 50 vạn.

Khế ước hôn nhân: Đừng Để Lỡ NhauNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ