VÌ SAO GIỌNG VĂN "THUẦN VIỆT" KHÔNG THU HÚT NGƯỜI ĐỌC?

Start from the beginning
                                    

Giọng văn dịch phương Tây lại trái ngược với giọng văn dịch ngôn tình, câu cú của văn phương Tây thường đề trọng sự gãy gọn, xúc tích. Không có quá nhiều miêu tả mà thường thiên về diễn tả hành động, tình tiết. Văn dịch phương Tây cũng có một số ngữ pháp đặc trưng khi đưa vào truyện có bối cảnh Việt gây ra sự gượng mà chính tác giả cũng không biết: khó mà nói được...N + V/Adj, Thần Phật/Lạy Chúa, trông anh kìa...; cùng những cách miêu tả hành động, hội thoại khác cũng đậm chất phim truyện Tây phương. Mặc dù có tính gãy gọn và xúc tích, nhưng nếu không được xử lý khéo léo thì giọng văn phương Tây cũng sẽ gây ra hiện tượng đoạn bị gãy khúc, lủng củng. Các tình tiết không khớp nhau thiếu logic cũng là một đặc điểm mà nhiều bạn trẻ mới bắt đầu với giọng văn này bị mắc lỗi. Những người theo đuổi giọng văn dịch phương Tây thường hoạt động trong thể loại Kỳ ảo, phiêu lưu, kinh dị, bí ẩn...

Giọng văn dịch của Nhật có chút khác biệt và lai tạp giữa hai giọng văn còn lại. Chủ yếu người viết trẻ thường ảnh hưởng từ hai loại văn Nhật: một từ thể loại truyền thống và một từ thể loại Light Novel đang nổi bật hiện nay trên thị trường xuất bản tại Việt Nam. Giọng văn Light Novel khá dễ nhận ra với ngôi kể thứ nhất, góc nhìn hẹp và sử dụng nhiều câu đơn để mô tả hành động lẫn tâm lý. Giọng văn tiểu thuyết truyền thống lại khá đều đặn, câu cú xúc tích nhưng đều đều, không điểm nhấn. Văn Nhật chủ yếu đi sâu vào tâm lý nhân vật và khai thác các biến chuyển tâm lý, còn Light Novel lại tập trung vào các câu đơn hành động và miêu tả tình tiết. Những người theo đuổi giọng văn này thường hoạt động trong các thể loại Hành động, Kỳ ảo, Đời thường, Tâm lý xã hội...

Cuối cùng, giọng văn Thuần Việt - luôn là vấn đề tranh cãi giữa các bạn viết trẻ với nhau, chất văn mộc mạc không hoa mỹ như văn ngôn tình, không quá xúc tích như chất giọng phương Tây và cũng không nhấn mạnh nội dung, dùng nhiều câu đơn như văn Nhật hay Light Novel. Giọng văn thuần Việt thường được sử dụng với các bối cảnh thường nhật, mang theo hơi hướm gần gũi nhất cùng cách miêu tả chân chất. Giọng thuần Việt dường như chỉ có thể nhận ra rõ rệt thông qua bối cảnh mà câu chuyện được đặt vào, tạo nên cái không khí khiến người đọc cảm thấy như được hoà nhập vào mạch truyện. Cách sử dụng từ đơn giản, mộc mạc cũng là đặc điểm chung của giọng văn này. Những người theo đuổi văn thuần Việt thường lựa chọn các thể loại truyện có yếu tố Tâm linh, lịch sử, dã sử, đời thường, tâm lý xã hội...

CÁC NGUYÊN DO GIỌNG VĂN THUẦN VIỆT BỊ LÉP VẾ

Bối cảnh: với bối cảnh thị trường xuất bản bị xâm lấn bởi ngoại văn và làn sóng ngôn tình - đam mỹ vẫn chưa tàn lụi, thì giọng văn và tác phẩm Việt đang trở thành thiểu số trong thị hiếu của người đọc. Độc giả đã quá quen thuộc với những đầu sách đa dạng, phong phú đến từ ngoại văn trong khi đó cốt truyện, nội dung của các tác giả Việt vẫn còn bị bó hẹp, không thực sự hấp dẫn so với nhiều tác giả nước ngoài khác.

Nhận định guồng "văn Việt chỉ hay khi tác giả có thâm niên": đa số người đọc khi được hỏi đến các tác giả Việt viết hay thì chiếm quá nửa trong đó là những nhà văn kì cựu hoặc đã khuất của văn học thế kỉ trước. Trình độ của người viết trẻ vẫn còn khiếm khuyết dù có nhiều khả năng tiềm ẩn, bên cạnh đó cái bóng quá lớn của các nhà văn kì cựu vô hình trung tạo thành một bức tường ngăn cản độc giả tiếp cận với lứa tác giả trẻ cùng dòng văn thuần Việt. Bên cạnh đó, theo như mình nhận định thì rõ ràng mỗi thời kì đều có một quan điểm riêng trong nội dung văn học và tiểu thuyết. Với quá trình trong trăm năm đổ lại đây, văn học Việt Nam chứa nhiều yếu tố hoặc nội dung nói về những biến cố lịch sử, chiến tranh, đô hộ...thứ mà thế hệ trẻ ngày nay chưa hề biết đến, cũng chẳng thể cảm nhận được. Bối cảnh trong nội dung truyện ngày trước với bây giờ cũng hoàn toàn thay đổi, gây ra một cảm giác xa lạ đối với người đọc trẻ mới tiếp cận đến văn học tiêu biểu của Việt Nam. Đồng thời với văn học trẻ, sự ảnh hưởng của các dòng văn hoá khác nhau đã khiến giọng văn của các tác giả mới đa phần bị hoà lẫn, trong câu chuyện của họ na ná có nét giống văn Tàu, đôi chỗ lại giống văn Tây, và lâu lâu thì lậm văn Nhật. Cái chất "Việt" trở nên mơ hồ hơn và thị trường hơn khi ngày càng nhiều tác giả trẻ chạy theo thị hiếu chung, cũng đã khiến "thuần Việt" bị mất đi vị thế của mình.

Đặc điểm chính của dòng văn này: cũng trở thành một nguyên nhân khiến thuần Việt khó tiếp cận được với đa số độc giả đang có thị hiếu thích nội dung và văn phong hoa mỹ, các thể loại phù hợp và khơi gợi cũng đang nằm trong một vài con số bó hẹp, không đa dạng phong phú như văn Tây.

Nhìn chung, mình vẫn cho rằng chất giọng "thuần Việt" rõ ràng không nổi bật do sự ảnh hưởng quá nhiều đến từ các dòng sách khác. Một người viết luôn bắt đầu từ một người đọc, và những tác phẩm họ thường xuyên tiếp cận cũng sẽ định hình và tác động tới giọng văn của người đó. Cũng như việc người đọc nhiều ngôn tình sẽ viết ngôn tình, người đọc nhiều trinh thám sẽ viết trinh thám - bí ẩn...vậy.

HƯỚNG ĐI NÀO CHO TRUYỆN THUẦN VIỆT?

Nói thật, mình chẳng biết. Về cơ bản hướng đi cho giọng văn hay truyện thuần Việt không nằm trong tay mình, mà nằm trong suy nghĩ; quan điểm và quyết định của những người viết trẻ. Họ có quay trở lại và nghiền ngẫm những tinh tuý văn học của nước nhà, họ có luyện tập và viết dưới sự ảnh hưởng của những cây bút thấm nhuần hồn Việt hay không, đó đều nằm trong quyết định của mỗi người viết - quyết định của BẠN.

QUAN ĐIỂM VIẾT 2013-2017Where stories live. Discover now