VÌ SAO GIỌNG VĂN "THUẦN VIỆT" KHÔNG THU HÚT NGƯỜI ĐỌC?

1K 111 47
                                    

VÌ SAO GIỌNG VĂN "THUẦN VIỆT" KHÔNG THU HÚT NGƯỜI ĐỌC?

Trong quá trình đọc và viết, mình nhận ra rằng đối với giới viết trẻ trên mạng hiện tại đang có 4 giọng văn xen kẽ với nhau, những giọng văn này đều có những đặc trưng riêng biệt và nhiều lợi ích riêng cho người viết: giọng văn dịch phương Tây - giọng văn dịch ngôn tình - giọng văn dịch của Nhật và giọng văn Thuần Việt. Tuy nhiên, so với ba giọng văn còn lại thì cách viết Thuần Việt có vẻ "lép vế" hơn hẳn với lượng tác giả lựa chọn theo đuổi khá ít ỏi, rất nhiều bạn trẻ theo đuổi cách viết này cảm thấy khó khăn trong việc phát triển trước hàng trăm ngàn câu chuyện đặc sệt chất giọng ngôn tình hoặc phương Tây.

THẾ NÀO LÀ THUẦN VIỆT?

Hai từ "Thuần Việt" thực sự là một định nghĩa vô cùng khó khăn, đồng thời nó cũng đã gây ra nhiều tranh cãi mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Có nhiều ý kiến cho rằng các nội dung sách - truyện của những tác giả trẻ hiện tại bị ảnh hưởng quá nhiều chất giọng văn nước ngoài, và không hoàn toàn nêu bật được sự "thuần Việt" nên có trong văn học nước nhà. Luồng ý kiến đối nghịch lại phản biện rằng giọng văn là đặc trưng riêng của tác giả, trong khi đó có đến 70% số lượng từ được sử dụng phổ thông là từ Hán Việt, vì thế không thể nào có được giọng văn "thuần Việt" như phe "cực đoan" còn lại yêu cầu. Vậy thì thực chất, giọng văn Thuần Việt là Cái-Gì?

Trên quan điểm của mình, thuần Việt tức là được viết bằng tiếng Việt, với ngữ pháp tiếng Việt. Các giọng văn lai tạp ngữ pháp của các nước khác đều được xem là không thuần Việt. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận biết một chất giọng có "thuần" hay không thông qua không khí được làm nổi bật bên trong câu chuyện: cách họ miêu tả bối cảnh, cách họ sử dụng câu thoại; phương ngữ, cách họ diễn dạt lại cuộc sống - sinh hoạt của nhân vật, cách họ nêu bật lên quan điểm - lý tưởng trong nội dung truyện hay cách họ lồng ghép những mảng màu văn hoá; phong tục tập quán quen thuộc vào từng chi tiết nhỏ nhặt trong câu chuyện đó...chúng là những thứ bạn đã biết và sẽ biết, thông qua kiến thức của người viết và truyền tải lại trở thành kiến thức của người đọc, đó là "không khí của truyện" - cách đơn giản nhất để bạn nắm được "thuần Việt" là gì.

ĐẶC ĐIỂM

Sau khi đọc qua kha khá các tác phẩm của nhiều bạn viết trẻ lẫn những tác phẩm khác đã được xuất bản do tác giả người Việt và người nước ngoài viết, thì mình nhận ra một số đặc điểm phân biệt giữa các giọng văn với nhau, bên cạnh đó, người đọc đa thể loại sách cũng sẽ dễ dàng nhận ra "không khí" truyện từ các giọng văn khác biệt cũng sẽ được hình thành và tồn tại hoàn toàn khác nhau.

Giọng văn dịch ngôn tình hoặc văn convert ngôn tình có một đặc trưng lớn là số lượng từ Hán Việt chiếm khá nhiều trong truyện, một số câu văn bị đảo chủ vị, trạng từ và sử dụng phương ngữ Trung Quốc khá nhiều như một cách vô thức. Đôi lúc khi tác giả đọc quá nhiều bản convert ngôn tình - đam mỹ, giọng văn cũng sẽ có sự ảnh hưởng trầm trọng với các từ phiên âm (chưa phiên dịch) như nga, ân, ô, ngô, đích, hướng...cùng một số câu chứa ngữ pháp tiếng Trung. Văn Trung Quốc có một đặc điểm là chú trong miêu tả, nên câu văn khá hào nhoáng, hoa mỹ. Thông thường các tác giả theo giọng văn dịch ngôn tình có cách miêu tả vẻ đẹp và dùng từ hoa mỹ khá nhiều, vốn từ miêu tả tốt những chưa thực sự hiểu rõ nghĩa của từng từ vựng dẫn tới sự sáo rỗng trong câu văn và gây loãng mạch truyện do miêu tả quá nhiều. Một vài từ miêu tả thường được sử dụng nhiều lần và lặp lại ở các tác giả khác nhau do giọng văn dịch cũng cho thấy sự ảnh hưởng nghiêm trọng: da trắng nõn, ánh mắt lãnh khốc, ngọc thụ lâm phong, môi cong thành một đường hoàn mỹ...Đa số các tác giả theo giọng văn này cũng thường hoạt động trong thể loại lãng mạn, tình cảm.

QUAN ĐIỂM VIẾT 2013-2017Where stories live. Discover now