[PHẦN VI] LỜI THOẠI LUÔN LÀ ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1.2K 121 32
                                    

5. Lời thoại luôn là điều cần lưu ý

Không chỉ riêng đối với những tác giả nghiệp dư, nhiều nhà văn chuyên nghiệp cũng thường gặp rắc rối với lời thoại trong câu chuyện của họ. Đôi lúc nó quá sỗ sàng, lắm khi lại trở nên quá kịch khiến nhân vật bị khô và cứng. Khai thác một cuộc hội thoại hé lộ ra ít nhiều về nhân vật của bạn, những người có tính tình đa đoan sẽ nói năng như thế nào? Hoặc một cô bé liệu có nói chuyện già dặn được chăng? Tất cả những ký ức hoặc quá khứ của nhân vật, mọi điều hình thành nên họ của hiện tại đều sẽ được bộc lộ ít nhiều thông qua những lời thoại, vì vậy, hãy cố gắng làm chúng trở nên tự nhiên hết mức có thể.

Việc diễn tả hội thoại cần có một sự tinh tế nhỏ bé mà đôi lúc nhiều bạn trẻ thích viết lách lại bỏ quên mất. Những đoạn hội thoại hoặc độc thoại không đầu đuôi, không rõ nghĩa hoặc bị sai chệch so với cốt truyện và vấn đề đang được đặt ra trong phân cảnh chỉ làm mọi thứ rối tung lên và nội dung bị chệch quẻ, nhàm chán đi hẳn. Tránh dùng các lời thoại không phù hợp với tính cách của nhân vật hoặc dẫn thoại dài dòng không cần thiết. Một con người bình thường sẽ không bao giờ nói chuyện theo kiểu quý tộc và một quý tộc hiếm khi phun ra những từ ngữ quá sức bình dân, chú ý đến việc xây dựng nhân vật và bạn sẽ hiểu ra anh ta hoặc cô ta sẽ có cách ứng xử bằng ngôn ngữ như thế nào khi được đặt vào một tình huống cụ thể. Một cách đơn giản để bạn có thể kiểm tra hội thoại của mình có tự nhiên hay không là hãy đọc to nó lên, với âm giọng mà bạn vẫn thường sử dụng để trò chuyện mỗi ngày. Nếu nó quá kịch, bạn sẽ cảm thấy ngắc ngứ trong từng câu chữ. Nếu có đã khá ổn thỏa rồi, thì bạn sẽ thấy các phần ngắt hơi vừa khớp với những gì bạn viết trong truyện.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nhân vật chỉ nói chuyện khi họ cần đến điều đó, đừng chen lẫn hội thoại quá nhiều vì các lời thoại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mạch truyện của bạn. Rất nhiều bạn trẻ vướng lỗi chèn hội thoại vào truyện nhiều đến nỗi nhân vật dường như chỉ có nói, nói và nói xuyên suốt từ đầu đến cuối truyện. Các câu tả ngắn xen kẽ vào đoạn hội thoại cũng giúp bạn làm nổi bật hơn tình huống và tính cách nhân vật.

Nếu sau khi đọc xong bài viết này mà bạn vẫn còn khá nhiều điều thắc mắc tuổi hồng không biết hỏi ai thì có thể comment câu hỏi bên dưới, hoặc gửi ẩn danh câu hỏi ở phần "Liên kết bên ngoài" trong bài viết này , mình sẽ cố gắng hỗ trợ và giải thích cho bạn trong khả năng có thể :D

https://goo.gl/lXaqDm

QUAN ĐIỂM VIẾT 2013-2017Where stories live. Discover now