warwoh end in redinvlack; rev...

Από warwoh

606 101 44

Ăn mừng Solomon 969 view Ăn mừng giờ boy in luv .warwoh .cho các tác phẩm không nằm vùng fanfic bangtan bookc... Περισσότερα

warwoh. pastwwoh
Cái kết cho kẻ bỏ đạo. _-theA-_
khắc tử tử khắc nhớ. luquorus
trăng khuyết đêm hai mươi. Dongvotam
khói thuốc _Kennforreal_
Thất Lạc Cõi Người. horimiyahima
Ai Đợi Ai @yakisha__natori
frulingsgefuhle. reveriawonderland
review phim "Itaewon Class"
review phim The Invisible Guest
review phim "Wonder"
[CHALLENGE] REVIEW - 15DS
DAY 01: VỀ BÀI REVIEW ĐẦU TIÊN
DAY 02: VỀ BÀI REVIEW TÂM ĐẮC NHẤT
DAY 03: VỀ MỘT REVIEWER MÀ CẬU NGƯỠNG MỘ
DAY 04: VỀ NHỮNG ĐIỀU CẬU QUAN TÂM KHI REVIEW
DAY 5: VỀ CẢM HỨNG LÚC REVIEW CỦA CẬU

Louise Dieudonné. Louis_Douglas

32 6 1
Από warwoh

Truyện của @Louis_Douglas (Kí)

Review by warwoh

Note: bài review có khả năng tiết lộ truyện

Louise Dieudonné bắt đầu ra sao, hay kết thúc như thế nào, dường như không chỉ phản chiếu lên là câu chuyện nhỏ với những gì tác giả muốn truyền đạt, mà đối với nhân vật, nó như một sợi kí ức vô tình được gợi về. Từ cuộc trò chuyện của nhân vật trong truyên, những sợi kí ức được thêu dệt dần dần, kết thành câu chuyện nhỏ, cuối cùng đọng lại là lời giải thích cho quá khứ tựa như giấc chiêm bao.

Mình đọc hai lần truyện một lần là đọc kĩ, lần thứ hai là mình đọc sơ qua để chắt lọc ý, mình sẽ trình bày những ý mình muốn nói sau đây, một cách đánh giá chung nhất với quan điểm của một reader. Đầu tiên là truyện đã đọng lại cho mình chữ "ổn", có thể nói tác giả là người chắc tay viết, với nội dung truyện muốn diễn đạt đi kèm cảm xúc truyện muốn truyền tải Kí có thể dựng nên câu chuyện mức ổn định của riêng mình, bạn đọc có thể nhìn, nghe được từ những ý mặt chữ đến ẩn ý đằng sau câu chuyện. Tuy nhiên, truyện còn nằm ở vùng an toàn, tựa như chưa bứt phá được, hoặc giả như truyện vẫn chưa được khai thác hết khiến Louise Dieudonné bỗng trở nên nông, khó lòng chạm sâu đến độc giả. Chỉ với đó, truyện chung chung đã tự hình thành cảm xúc đều đều vô hình xuyên suốt dọc câu chuyện.

Nếu như đọc và xét kĩ hơn, thì câu chuyện sẽ có những bất ổn. Ví như giọng văn là thứ cần để ý đến đầu tiên, theo trên nhiều phương diện và khía cạnh, chủ đề lần này mà Kí làm là Tây Âu, từ bối cảnh, nhân vật rồi nhiều điểm nhỏ hơn như từ ngữ, diễn đạt hay giọng văn đều cần khơi nên nét Tây Âu ấy. Ấy vậy, Louise Dieudonné lại có giọng văn "nhẹ" hơn giọng Âu văn, không chỉ nhẹ về giọng văn thôi, mà chúng còn "nhẹ" hơn ở mặt cảm xúc truyện cần có. Như mình nói, cảm xúc cứ đều đều, bình lặng dọc câu chuyện, độ "nhẹ" giọng văn lần này còn khiến cho truyện chưa toát được hết cảm xúc nhân vật, hay ngay cả cảm xúc truyện, thậm chí những đoạn cảm xúc đang cao trào dễ bị cứng, nhiều khi tạo ra cho người đọc suy nghĩ đoạn cao trào vẫn chưa tới dù cho khi đọc hết truyện. Không chỉ vậy, giọng văn này còn bất ổn ở nhịp điệu, nó đem đến suy nghĩ không biết có phải do tác giả bị gián đoạn, hay truyện bị chưa thành nhiều phần khi viết, mà vô tình tạo ra hai luồng giọng văn khác nhau không?

Mỗi lỗi bất ổn đều có nguyên do của nó, vậy ở đây, với giọng văn này, thì nguyên do của nó nằm ở đâu? Đầu tiên mình nghĩ rằng có thể nó nằm ở ngay tác giả khi viết, với tâm trạng viết truyện đem đi thi cho một event, thì ít nhiều chúng cũng bị ảnh hướng. Bởi truyện có những chỗ còn rời rạc cảm xúc, có chỗ còn nông, lại có những chỗ chưa toát lên được hết, đôi khi còn thể hiện ra cả cái cứng ngắc của tác giả trong ấy. Đối với mình, Louise Dieudonné là tác phẩm ổn, có cơ hội để được khai thác và phát triển nhiều hơn nữa, tuy nhiên đối với bài đem đi thi như này, ổn thôi cũng sẽ khiến truyện có sự cạnh tranh khá căng thẳng. Cái thứ hai, bất ổn là do sự pha tạp nhiều loại văn, mình nói rằng truyện Kí "nhẹ" cũng vì sự pha tạp này mà gây nên. Truyện còn mơ hồ giữa Âu văn và Trung văn, nó lửng lơ ở giữa, mơ hồ không biết nên rơi vào đâu, dẫn đến hình thành sự pha tạp nọ, như kiểu tác giả còn đắn đo trong việc muốn bộc lộ một giọng văn khá Tây, nhưng do thói quen rồi gây nên sự nhầm lẫn không đáng có. Giọng văn bị lẫn không phải là lỗi của riêng tác giả, mà nó xảy ra hầu hết mọi tác giả nghiệp dư, đó là một điều mọi người cần chú ý khi muốn bắt tay vào viết một tác phẩm cho riêng mình.

Có một điểm mình khá chú ý, là cách tác giả chọn lọc từ ngữ, điều phối chúng trong tác phẩm này. Louise Dieudonné ổn cũng bởi điều này, tác giả dùng khá nhiều từ ngữ tốt khi viết trên bối cảnh Phương Tây mang tính lịch sử này, cũng biết chọn sao cho những từ an toàn để tránh nhầm lẫn. Bên cạnh từ ổn đó, thì vẫn có xuất hiện từ không, chúng chính là một phần nguyên do dẫn đến lỗi pha tạp trong giọng văn. Ví dụ như ở câu này khi tác giả sử dụng từ "bần hàn"

"Cuộc sống bần hàn của tôi và Dorothy không cho phép tôi dùng hàng giờ để suy nghĩ về quá khứ hay mộng mơ về tương lai như những con gái của gia đình quý tộc"

hoặc như câu này lại dùng từ "thịnh trị"

"Nước Pháp thịnh trị đôi khi cũng không phải là điều tốt"

Việc chọn lọc sai từ ngữ có thể dễ dàng phá hỏng cảm xúc người đọc, bối cảnh xây dựng trong truyện cũng bị ảnh hưởng, hơn thế nữa còn chúng thể hiện thiếu cẩn thận của tác giả trong việc xây dựng và chăm chú cho truyện của mình. Chọn lọc từ luôn là vấn đề khó khăn đối với người viết, bởi chúng là công cụ để đưa ta đến một nét hình dung rõ nhất khi ai đó muốn truyền tải, thông qua ngôn từ, người đọc cũng phần nào có thể đánh giá nội dung, nhân vật, bối cảnh và kể cả tác giả - người chọn lọc chúng. Chính vì chọn lọc từ ngữ là một khó khăn, nên mới nó cần cẩn thận nhất có thể, chọn lọc từ ngữ có thể là nhiệm vụ người viết khá xem nhẹ trong quá trình tạo ra một câu chuyện, nhưng nó lại có sức mạnh hàm chứa hơn cả, giống như một vỏ bọc, một hình thái đẹp đẽ mà người viết muốn tạo ra, thông qua việc truyền tải bằng ngôn ngữ vậy.

Tiếp theo đó, mình sẽ nói về Louise Dieudonné sâu hơn và toàn diện hơn. Mở đầu câu chuyện là đoạn hội thoại giữa hai nhân vật là Dorothy và nhân vật tôi – mẹ của Dorothy, đây được xem như cách mở màn cho một câu chuyện về sau, hoặc theo cách nói khác là "mở bài" của tác giả rồi từ từ đi sâu vào câu chuyện. Mình nhận ra rằng ngay từ vế đầu tiên, khi tác giả đã nhắc đến cô bé con tám tuổi tên Dorothy như một cách để giới thiệu nhân vật cho độc giả, đi kèm là cách xưng hô để thể hiện vai vế. Còn nhân vật tôi, mẹ của Dorothy, tác giả đã tinh ý không giới thiệu với độc giả, đó vừa là tiết lộ nhỏ trong công cuộc truyền tải câu chuyện liên quan đến nhân vật tôi ấy, hay như là ẩn ý cho một câu chuyện giới thiệu nhân vật dài đằng sau. Tuy Kí làm tốt việc chọn cho mình tình tiết hay để bắt đầu tác phẩm của mình, nhưng khi trình bày chúng trên phương diện hội thoại lại vướng mắc khá nhiều. Phần đầu câu chuyện tác giả để kha khá thoại, không nhiều nhưng lại đem đến cảm giác thô và "ngợp" chiếm toàn bộ , nếu như có thể thì tác giả nên chọn lựa đan xen suy nghĩ, hành động nhân vật rồi tiến đến là gạch đầu dòng ở dưới để bắt đầu câu thoại, tiếp đó có thể trình bày thoại rồi gạch ngang là suy nghĩ, và hành động nhân vật như Kí đã làm. Điều đó vừa giúp tăng tính đa dạng cho trình bày thoại, mà nó còn không đem lại cảm giác thô, và cảm giác "ngợp" sẽ giảm đi đáng kể so với ban đầu.

Cái thứ hai, khi mà chúng ta mở đầu câu chuyện, có thể nói tính thiện cảm với tác phẩm và tác giả dường như xét qua câu và đoạn đầu tiên, vậy nên mọi người hay kể cả tác giả cần chú ý điều này nếu muốn đem lại ấn tượng tốt, về nội dung thì Kí làm rất ổn, nhưng khi mà vào truyện đã dùng ngay hội thoại thì như mình muốn nói trên là nó khá "ngợp", bởi khi tác giả muốn dùng thoại để bắt đầu thì nên dẫn dắt từ từ, chuyển từ chung đến cái riêng rồi vào thoại, thay vào đó tác giả không chỉ lặp lại khá nhiều cách trình bày như vậy, mà còn sử dụng trực tiếp một câu thoại khi chưa cho độc giả một cách tiếp cận "dễ gần" hơn, nó sẽ đem lại cảm giác "nặng" ngay ấn tượng đầu, và điều đó đáng lẽ không nên có. Ngoài cách làm như trên mình đã bảo, Kí cũng có thể lựa chọn cách in nghiêng câu nói nhằm in đậm lên tình tiết muốn truyền tải, khi ấy những cảm giác cản trở người đọc và tác phẩm cũng vì thế mà không có.

Đối với nhân vật, cách Kí xử lí một lượng thông tin muốn truyền đạt, bao gồm cả dòng cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật, đơn giản là Kí đã phân bố và trình bày chúng như thế nào? So với đoạn hội thoại ở đầu đã lấy đi ấn tượng đẹp của mình về truyện, thì những đoạn sau, đặc biệt là lời nhân vật tôi đã nói, nó dường như đã chỉn chu, mượt hơn và được chăm chút khá nhiều. Lời mà nhân vật tôi nói với Dorothy là kể lại một câu chuyện, cũng là hồi tưởng lại của nhân vật tôi khi nàng Louise Dieudonné còn "sống". Câu chuyện được dùng ngôi kể thứ nhất, nhưng đối với hồi tưởng quá khứ khiến nhân vật tôi không khỏi rùng mình như thế này, thì xen kẽ câu thoại kể chuyện ấy đáng ra nên được dùng nhiều cảm xúc, cử chỉ và thái độ nhân vật hơn. Ấy vậy đặc biệt trong thoại này lại không có, hoặc có thể nói rằng chúng rất ít. Nếu như lấy lý do rằng tác giả không muốn tiết lộ quá nhiều cho nội dung của mình ngay từ đầu, và không muốn để bị đứt mạch cảm xúc người đọc thì điều đó vẫn đúng. Nhưng nếu không khai thác thêm cảm xúc, cử chỉ và thái độ nhân vật thì câu chuyện rất dễ bị lầm tưởng, cái lầm tưởng thứ nhất là do nhân vật tôi trong đây rất cứng, dường như chỉ tập trung quanh câu chuyện, câu nói, cảm xúc đều tạo cảm giác hài hòa, trau chuốt và liền mạch đến không ngờ, nó không gợi ra dáng vẻ đau khổ như về sau. Cái lầm tưởng thứ hai là do chính tác giả đã chỉ tay cho người đọc tính có điểm "hài" như Dorothy nói, thêm việc không nhận được sự chia sẻ khai thác nhân vật sâu hơn của tác giả, người đọc rất dễ bị mắc vào lỗi này. Cái lầm thứ ba, là sự thiếu khai thác sẽ dễ rơi vào tình trạng "đuối" cảm xúc, thành ra khi những xúc cảm đang lên cao trào phía sau bỗng sẽ bị hụt đi rất nhiều, từ cái chung đến cái riêng nó đã là một trong rất nhiều quy luật, thứ Kí sai ở đây lại là lỗi chưa thể tiếp cận người đọc một cách mượt hơn, Kí nên từ từ tiết lộ, đánh động lên người đọc, vốn dĩ tác giả đã chỉ ra cho bạn đọc rất nhiều manh mối, việc này cần được duy trì, nhưng thay vì đó tác giả lại cụt lủn đi như thể chia ra theo danh sách điều cần làm: nội dung truyện, nhân vật và nội dung truyện.

Thứ mình không thích, và cho rằng chúng có điểm vô lý, là nhân vật Dorothy trong đây. Dorothy được xây dựng như một nhân vật dẫn dắt chuyện, cô bé tám tuổi với những câu hỏi giúp mở ra câu chuyện một cách sâu và lắng hơn. Dẫu vậy, tác giả đã miêu tả rằng cô bé còn non nớt, chưa hiểu sự đời này, thì cách mà tác giả đã xây dựng cô bé với lời nói đó lại trái ngược hoàn toàn. Thứ mà đã phá hỏng và đi ngược lại với tình tiết Kí xây dựng vẫn luôn là từ ngữ, Dorothy là một cô bé thông minh, nhất là khi nhân vật này tò mò về mọi thứ, với những nhận định chẳng hạn như "một nàng công chúa thanh lịch không nên bị bẩn". Thế nhưng, phía cuối lại có một nhận xét khác của tác giả khẳng định ngô nghê của Dorothy qua một câu hỏi về bà tiên ấy, điều đó xảy ra hai luồng trái ngược nhân vật ngay giữa truyện.

Còn đối với nhân vật tôi, đóng vai trò chủ chốt trong câu chuyện. Ngay từ những câu nói đầu, Kí đã tiết lộ cho người đọc về nàng Louise Dieudonné, với tên nàng làm tiêu đề cho truyện, người đọc có thể hiểu qua, thậm chí đối với tinh ý hơn còn biết được tình tiết chốt của câu chuyện là gì. Truyện được viết với ngôi thứ nhất, nhưng những cảm xúc, suy nghĩ, hành động của nhân vật tôi dưới góc nhìn tôi lại cứng ngắc, chúng có chút thiếu sức sống, dòng cảm xúc chưa tới, hay như rõ hơn là cảm xúc vẫn chưa đánh động hoàn toàn được tới độc giả, điều này thể hiện rõ nhất ở đoạn cuối khi mà câu chuyện được hé lộ và nỗi đau trong quá khứ vẫn chưa nguôi ngoai ấy. Kèm với đó như mình nói trên, là cảm xúc đoạn cao trào bị hụt do trong hội thoại kể lại câu chuyện đó của nhân vật tôi vẫn còn thiếu đi đánh giá về người kể chuyện, nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần có người đọc có thể hiểu qua mặt chữ, nhưng có người thì không. Việc tác giả là cần trung hòa nhiều thứ trong truyện, như nỗi đau trong đây, việc thể hiện nhiều hơn là một điểm nhấn đặc biệt để đánh tan xiềng xích mà tác giả đã sử dụng xuyên suốt như một đầu mối cho truyện, khi mà thứ nỗi đau đã rải từ khi câu chuyện bắt đầu tới khi câu chuyện kết thúc, việc tóm gọn và giải thích cho hết nỗi đau đó là chưa bao giờ thiếu cả.

Cuối cùng, khi nguyên nhân khiến nỗi đau tăng lên, cũng như việc Kí đã lên án mạnh mẽ phần nào một gia đình, xã hội đã đẩy nàng Louise Dieudonné đến con đường cuối cùng. Đây là tình tiết ổn để kết thúc một câu chuyện, cũng ổn để đồng thời đem câu chuyện nhằm lên án một điều tác giả muốn truyền tải. Nhưng bên cạnh đó, có một nguyên do từ phía gia đình của nàng công chúa Louise Dieudonné rằng thái độ thờ ơ vì danh dự hoàng gia vẫn chưa được làm rõ hơn nữa, nguyên do này còn khá mập mờ và mơ hồ, tuy nó được hiện lên qua việc nàng đối mặt với nỗi đau về thể xác ấy, nhưng vẫn chưa lý giải được khá khẩm là bao nhiêu. Và khi đối với một bài thi cho event như thế này, Kí đã làm tốt ở việc dựng nên một cốt truyện, nhưng câu chuyện lại chưa được khai thác và chăm chút sâu hơn, việc này khiến câu chuyện dễ bị trừ điểm. Dẫu vậy, nhập vai một cô công chúa để kể lại cuộc đời mình, hơn nữa còn là lên án mạnh mẽ một góc xã hội, sâu hơn là danh dự hoàng gia mà bỏ mặc nàng hồi ấy, thì câu chuyện sẽ lại có thêm một điểm ở phần sáng tạo. Có thể qua bài review, Louise Dieudonné vẫn còn nhiều điều chưa làm tốt được, nhưng song song với nó, đó vẫn là câu chuyện còn có thể khai thác thêm, hơn nữa cũng là câu chuyện có thể đọng lại trong người đọc nếu như được chăm chút với vẻ ngoài mới. 

10/8/2019

Συνέχεια Ανάγνωσης

Θα σας αρέσει επίσης

156K 4.1K 37
it is (the continuation) of the Wattpad of Shadowmonarch325 because I really like the concept with now all the school of oreigaru QQ Cote ... as well...
196K 10K 89
Being flat broke is hard. To overcome these hardships sometimes take extreme measures, such as choosing to become a manager for the worst team in Blu...
53.3M 378K 66
Stay connected to all things Wattpad by adding this story to your library. We will be posting announcements, updates, and much more!