QUAN ĐIỂM VIẾT 2013-2017

Bởi Sanyschan

114K 11.3K 2.4K

Topic bao gồm những quan điểm cá nhân về nghề cầm bút tại Việt Nam, các bài viết đều là ý kiến chủ quan của t... Xem Thêm

[PHẦN I] ĐẠO VĂN VÀ NGUYÊN DO
[PHẦN I] ĐẠO VĂN: RANH GIỚI MONG MANH
[PHẦN I] ĐẠO VĂN: CHUYỆN KHÔNG CỦA RIÊNG AI
[PHẦN I] ĐẠO VĂN: CUỘC CHIẾN DAI DẲNG
[PHẦN I] ĐẠO VĂN: SỰ ẢNH HƯỞNG
[PHẦN I] ĐẠO VĂN: NIỀM HY VỌNG
[PHẦN II] NGÔN TÌNH
[PHẦN II] NGÔN TÌNH: NGUYÊN NHÂN (1)
[PHẦN II] NGÔN TÌNH: NGUYÊN NHÂN (2)
[PHẦN II] NGÔN TÌNH: NGUYÊN NHÂN (3)
[PHẦN II] NGÔN TÌNH: NGUYÊN NHÂN (4)
[PHẦN II] NGÔN TÌNH: NGUYÊN NHÂN (5)
[PHẦN II] NGÔN TÌNH: NGUYÊN NHÂN (6)
Plot Content Plan
[PHẦN III] NHỮNG ĐIỀU CHO THẤY BẠN KHÔNG PHẢI LÀ MỘT WRITER
[PHẦN III] KHÔNG TÌM HIỂU
[PHẦN III] KHÔNG QUAN TÂM TỚI LOGIC MẠCH TRUYỆN
[PHẦN III] KHÔNG ĐỂ TÂM TỚI VIỆC TRÌNH BÀY
[PHẦN III] KHÔNG CÓ TINH THẦN CẦU THỊ
[PHẦN III] CÓP NHẶT Ý TƯỞNG
[PHẦN III] ĐẠO VĂN
[PHẦN IV] LÀM SAO ĐỂ KHÔNG WRITE BLOCK?
[PHẦN V] PHẢN HỒI ĐỘC GIẢ CHO THẤY BẠN LÀ KIỂU WRITER NÀO
[PHẦN VI] TRUYỆN CỦA BẠN CÓ THỰC SỰ HAY?
[PHẦN VI] LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỊNH HÌNH CỐT TRUYỆN
[PHẦN VI] PHÁT TRIỂN BỐI CẢNH CỤ THỂ VÀ CHI TIẾT
[PHẦN VI] ĐỪNG BỎ LƠI NHÂN VẬT, CẢ CHÍNH VÀ PHỤ
[PHẦN VI] LỜI THOẠI LUÔN LÀ ĐIỀU CẦN LƯU Ý
[PHẦN VI] PHONG CÁCH LÀ GÌ?
[PHẦN VII] TẠI SAO LẠI PHẢI COMMENT?
[PHẦN VIII] HỮU XẠ TỰ NHIÊN HƯƠNG CÓ CÒN ĐÚNG?
[PHẦN VIII] VĂN HÓA ĐỌC KHÔNG ĐƯỢC XEM TRỌNG
[PHẦN VIII] ĐAM MÊ KHÔNG ĐI LIỀN VỚI DOANH THU KINH TẾ
[PHẦN VIII] NHÀ PHÁT HÀNH SÁCH VÀ NHỮNG LỰA CHỌN AN TOÀN
[PHẦN VIII] MUA SÁCH QUA BÌA VÀ SỰ TRÔNG MẶT BẮT HÌNH DONG CỦA ĐỘC GIẢ
[PHẦN VIII] PR - LÁ BÀI THƯỢNG VÀNG HẠ CÁM
[PHẦN VIII] SỰ VÔ TÂM CỦA ĐỘC GIẢ
[PHẦN VIII] NHỮNG BÀI REVIEW SAI LỆCH
[PHẦN VIII] TIỀN
[PHẦN VIII] HÃY BIẾT CHỌN ĐƯỜNG ĐI ĐÚNG ĐẮN
[PHẦN VIII] PERSONAL BRANDING LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT
[PHẦN IX] TEENCODE LÀ GÌ? - NGUỒN GỐC
[PHẦN IX] TEENCODE LÀ GÌ? - MỤC ĐÍCH BAN ĐẦU
[PHẦN X] ĐÀO BAO NHIÊU HỐ THÌ TỐT?
Trưng cầu dân ý
THÔNG BÁO TỔ CHỨC EVENT
TẠI SAO CHẤT LƯỢNG TRUYỆN VIỆT LUÔN TRẦY TRẬT?
DỰ KIẾN DÒNG TRUYỆN LÊN TREND TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
VIẾT TRUYỆN CÓ CẦN CẢM HỨNG KHÔNG?
TRUYỆN TEEN LÀ GÌ? VÌ SAO TRUYỆN TEEN LẠI HẤP DẪN?
TÁC GIẢ - CẦM CƯƠNG CHỨ KHÔNG CHẠY ĐUỔI
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐỌC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HỌC TRẺ VIỆT NAM
BẠN CÓ LÀ ĐỘC GIẢ THÔNG THÁI?
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP KHI MỚI SÁNG TÁC
VÌ SAO "VĂN HỌC TRẺ" MÃI KHÔNG PHÁT TRIỂN? (1)
VÌ SAO "VĂN HỌC TRẺ" MÃI KHÔNG PHÁT TRIỂN? (2)
VÌ SAO "VĂN HỌC TRẺ" MÃI KHÔNG PHÁT TRIỂN? (3)
VÌ SAO "VĂN HỌC TRẺ" MÃI KHÔNG PHÁT TRIỂN? (4)
Bạn muốn tìm hiểu chủ đề nào?
VIẾT LÁCH CÓ KIẾM TIỀN ĐƯỢC KHÔNG? (1)
VIẾT LÁCH CÓ KIẾM TIỀN ĐƯỢC KHÔNG? (2)
VIẾT LÁCH CÓ KIẾM TIỀN ĐƯỢC KHÔNG? (3)
LÀM SAO GIỮ LỬA VIẾT LÁCH? (1)
LÀM SAO GIỮ LỬA VIẾT LÁCH? (2)
CONTENT PLAN MỚI - ĐỊA CHỈ UP BÀI MỚI
THƯ MỜI THAM DỰ TALKSHOW
LÀM SAO ĐỂ XÂY DỰNG BỐI CẢNH (1)
LÀM SAO ĐỂ XÂY DỰNG BỐI CẢNH (2)
SÁNG TẠO CỐT TRUYỆN - DỄ HAY KHÓ? (1)
SÁNG TẠO CỐT TRUYỆN - DỄ HAY KHÓ? (2)
LẬP DÀN Ý CHO TRUYỆN - DỄ HAY KHÓ? (1)
LẬP DÀN Ý CHO TRUYỆN - DỄ HAY KHÓ? (2)
VÌ SAO MÌNH LUÔN DÙNG SỔ TAY?
H VĂN VÀ HẬU QUẢ CỦA NGÔN TÌNH SẮC
TẠI SAO CÁC BẠN THỤ ĐỘNG ĐẾN VẬY?
TRÌNH BÀY TRUYỆN CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?
ẢNH BÌA/MINH HỌA CÓ QUAN TRỌNG KHÔNG?
VIẾT LÁCH CÓ CẦN PR KHÔNG? (1)
VIẾT LÁCH CÓ CẦN PR KHÔNG? (2)
VIẾT LÁCH CÓ CẦN PR KHÔNG? (3)
XU THẾ MỚI - TỰ XUẤT BẢN (1)
XU THẾ MỚI - TỰ XUẤT BẢN (2)
XU THẾ MỚI - TỰ XUẤT BẢN (3)
XU THẾ MỚI - TỰ XUẤT BẢN (4)
VIẾT LÁCH CÓ CẦN CỘNG ĐỒNG KHÔNG? (1)
VIẾT LÁCH CÓ CẦN CỘNG ĐỒNG KHÔNG? (2)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ ĐỦ THỜI GIAN VIẾT?
TƯ LIỆU CÓ CẦN THIẾT KHÔNG?
VÌ SAO MÌNH KHÔNG VIẾT TRUYỆN "12 CHÒM SAO"? (1)
VÌ SAO MÌNH KHÔNG VIẾT TRUYỆN "12 CHÒM SAO"? (2)
MUỐN VIẾT GIỎI HƠN? - HÃY TẬP REVIEW
HỢP TÁC VIẾT - LỢI VÀ HẠI (1)
HỢP TÁC VIẾT - LỢI VÀ HẠI (2)
GIÁ TRỊ CỦA TRUYỀN THỐNG VÀ NỀN TẢNG CĂN BẢN
KHI SỰ YẾU ĐUỐI TRỞ THÀNH QUYỀN LỰC
TẠI SAO BẠN NÊN VIẾT LẠI NHIỀU LẦN
ĐỘ TUỔI NÀO THÌ NÊN VIẾT LÁCH?
VĂNG TỤC LÀ THẲNG THẮN?
MẮC XÍCH NHÂN VẬT: CỐT LÕI CỦA MỘT CÂU CHUYỆN HAY

VÌ SAO GIỌNG VĂN "THUẦN VIỆT" KHÔNG THU HÚT NGƯỜI ĐỌC?

1K 111 47
Bởi Sanyschan

VÌ SAO GIỌNG VĂN "THUẦN VIỆT" KHÔNG THU HÚT NGƯỜI ĐỌC?

Trong quá trình đọc và viết, mình nhận ra rằng đối với giới viết trẻ trên mạng hiện tại đang có 4 giọng văn xen kẽ với nhau, những giọng văn này đều có những đặc trưng riêng biệt và nhiều lợi ích riêng cho người viết: giọng văn dịch phương Tây - giọng văn dịch ngôn tình - giọng văn dịch của Nhật và giọng văn Thuần Việt. Tuy nhiên, so với ba giọng văn còn lại thì cách viết Thuần Việt có vẻ "lép vế" hơn hẳn với lượng tác giả lựa chọn theo đuổi khá ít ỏi, rất nhiều bạn trẻ theo đuổi cách viết này cảm thấy khó khăn trong việc phát triển trước hàng trăm ngàn câu chuyện đặc sệt chất giọng ngôn tình hoặc phương Tây.

THẾ NÀO LÀ THUẦN VIỆT?

Hai từ "Thuần Việt" thực sự là một định nghĩa vô cùng khó khăn, đồng thời nó cũng đã gây ra nhiều tranh cãi mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Có nhiều ý kiến cho rằng các nội dung sách - truyện của những tác giả trẻ hiện tại bị ảnh hưởng quá nhiều chất giọng văn nước ngoài, và không hoàn toàn nêu bật được sự "thuần Việt" nên có trong văn học nước nhà. Luồng ý kiến đối nghịch lại phản biện rằng giọng văn là đặc trưng riêng của tác giả, trong khi đó có đến 70% số lượng từ được sử dụng phổ thông là từ Hán Việt, vì thế không thể nào có được giọng văn "thuần Việt" như phe "cực đoan" còn lại yêu cầu. Vậy thì thực chất, giọng văn Thuần Việt là Cái-Gì?

Trên quan điểm của mình, thuần Việt tức là được viết bằng tiếng Việt, với ngữ pháp tiếng Việt. Các giọng văn lai tạp ngữ pháp của các nước khác đều được xem là không thuần Việt. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận biết một chất giọng có "thuần" hay không thông qua không khí được làm nổi bật bên trong câu chuyện: cách họ miêu tả bối cảnh, cách họ sử dụng câu thoại; phương ngữ, cách họ diễn dạt lại cuộc sống - sinh hoạt của nhân vật, cách họ nêu bật lên quan điểm - lý tưởng trong nội dung truyện hay cách họ lồng ghép những mảng màu văn hoá; phong tục tập quán quen thuộc vào từng chi tiết nhỏ nhặt trong câu chuyện đó...chúng là những thứ bạn đã biết và sẽ biết, thông qua kiến thức của người viết và truyền tải lại trở thành kiến thức của người đọc, đó là "không khí của truyện" - cách đơn giản nhất để bạn nắm được "thuần Việt" là gì.

ĐẶC ĐIỂM

Sau khi đọc qua kha khá các tác phẩm của nhiều bạn viết trẻ lẫn những tác phẩm khác đã được xuất bản do tác giả người Việt và người nước ngoài viết, thì mình nhận ra một số đặc điểm phân biệt giữa các giọng văn với nhau, bên cạnh đó, người đọc đa thể loại sách cũng sẽ dễ dàng nhận ra "không khí" truyện từ các giọng văn khác biệt cũng sẽ được hình thành và tồn tại hoàn toàn khác nhau.

Giọng văn dịch ngôn tình hoặc văn convert ngôn tình có một đặc trưng lớn là số lượng từ Hán Việt chiếm khá nhiều trong truyện, một số câu văn bị đảo chủ vị, trạng từ và sử dụng phương ngữ Trung Quốc khá nhiều như một cách vô thức. Đôi lúc khi tác giả đọc quá nhiều bản convert ngôn tình - đam mỹ, giọng văn cũng sẽ có sự ảnh hưởng trầm trọng với các từ phiên âm (chưa phiên dịch) như nga, ân, ô, ngô, đích, hướng...cùng một số câu chứa ngữ pháp tiếng Trung. Văn Trung Quốc có một đặc điểm là chú trong miêu tả, nên câu văn khá hào nhoáng, hoa mỹ. Thông thường các tác giả theo giọng văn dịch ngôn tình có cách miêu tả vẻ đẹp và dùng từ hoa mỹ khá nhiều, vốn từ miêu tả tốt những chưa thực sự hiểu rõ nghĩa của từng từ vựng dẫn tới sự sáo rỗng trong câu văn và gây loãng mạch truyện do miêu tả quá nhiều. Một vài từ miêu tả thường được sử dụng nhiều lần và lặp lại ở các tác giả khác nhau do giọng văn dịch cũng cho thấy sự ảnh hưởng nghiêm trọng: da trắng nõn, ánh mắt lãnh khốc, ngọc thụ lâm phong, môi cong thành một đường hoàn mỹ...Đa số các tác giả theo giọng văn này cũng thường hoạt động trong thể loại lãng mạn, tình cảm.

Giọng văn dịch phương Tây lại trái ngược với giọng văn dịch ngôn tình, câu cú của văn phương Tây thường đề trọng sự gãy gọn, xúc tích. Không có quá nhiều miêu tả mà thường thiên về diễn tả hành động, tình tiết. Văn dịch phương Tây cũng có một số ngữ pháp đặc trưng khi đưa vào truyện có bối cảnh Việt gây ra sự gượng mà chính tác giả cũng không biết: khó mà nói được...N + V/Adj, Thần Phật/Lạy Chúa, trông anh kìa...; cùng những cách miêu tả hành động, hội thoại khác cũng đậm chất phim truyện Tây phương. Mặc dù có tính gãy gọn và xúc tích, nhưng nếu không được xử lý khéo léo thì giọng văn phương Tây cũng sẽ gây ra hiện tượng đoạn bị gãy khúc, lủng củng. Các tình tiết không khớp nhau thiếu logic cũng là một đặc điểm mà nhiều bạn trẻ mới bắt đầu với giọng văn này bị mắc lỗi. Những người theo đuổi giọng văn dịch phương Tây thường hoạt động trong thể loại Kỳ ảo, phiêu lưu, kinh dị, bí ẩn...

Giọng văn dịch của Nhật có chút khác biệt và lai tạp giữa hai giọng văn còn lại. Chủ yếu người viết trẻ thường ảnh hưởng từ hai loại văn Nhật: một từ thể loại truyền thống và một từ thể loại Light Novel đang nổi bật hiện nay trên thị trường xuất bản tại Việt Nam. Giọng văn Light Novel khá dễ nhận ra với ngôi kể thứ nhất, góc nhìn hẹp và sử dụng nhiều câu đơn để mô tả hành động lẫn tâm lý. Giọng văn tiểu thuyết truyền thống lại khá đều đặn, câu cú xúc tích nhưng đều đều, không điểm nhấn. Văn Nhật chủ yếu đi sâu vào tâm lý nhân vật và khai thác các biến chuyển tâm lý, còn Light Novel lại tập trung vào các câu đơn hành động và miêu tả tình tiết. Những người theo đuổi giọng văn này thường hoạt động trong các thể loại Hành động, Kỳ ảo, Đời thường, Tâm lý xã hội...

Cuối cùng, giọng văn Thuần Việt - luôn là vấn đề tranh cãi giữa các bạn viết trẻ với nhau, chất văn mộc mạc không hoa mỹ như văn ngôn tình, không quá xúc tích như chất giọng phương Tây và cũng không nhấn mạnh nội dung, dùng nhiều câu đơn như văn Nhật hay Light Novel. Giọng văn thuần Việt thường được sử dụng với các bối cảnh thường nhật, mang theo hơi hướm gần gũi nhất cùng cách miêu tả chân chất. Giọng thuần Việt dường như chỉ có thể nhận ra rõ rệt thông qua bối cảnh mà câu chuyện được đặt vào, tạo nên cái không khí khiến người đọc cảm thấy như được hoà nhập vào mạch truyện. Cách sử dụng từ đơn giản, mộc mạc cũng là đặc điểm chung của giọng văn này. Những người theo đuổi văn thuần Việt thường lựa chọn các thể loại truyện có yếu tố Tâm linh, lịch sử, dã sử, đời thường, tâm lý xã hội...

CÁC NGUYÊN DO GIỌNG VĂN THUẦN VIỆT BỊ LÉP VẾ

Bối cảnh: với bối cảnh thị trường xuất bản bị xâm lấn bởi ngoại văn và làn sóng ngôn tình - đam mỹ vẫn chưa tàn lụi, thì giọng văn và tác phẩm Việt đang trở thành thiểu số trong thị hiếu của người đọc. Độc giả đã quá quen thuộc với những đầu sách đa dạng, phong phú đến từ ngoại văn trong khi đó cốt truyện, nội dung của các tác giả Việt vẫn còn bị bó hẹp, không thực sự hấp dẫn so với nhiều tác giả nước ngoài khác.

Nhận định guồng "văn Việt chỉ hay khi tác giả có thâm niên": đa số người đọc khi được hỏi đến các tác giả Việt viết hay thì chiếm quá nửa trong đó là những nhà văn kì cựu hoặc đã khuất của văn học thế kỉ trước. Trình độ của người viết trẻ vẫn còn khiếm khuyết dù có nhiều khả năng tiềm ẩn, bên cạnh đó cái bóng quá lớn của các nhà văn kì cựu vô hình trung tạo thành một bức tường ngăn cản độc giả tiếp cận với lứa tác giả trẻ cùng dòng văn thuần Việt. Bên cạnh đó, theo như mình nhận định thì rõ ràng mỗi thời kì đều có một quan điểm riêng trong nội dung văn học và tiểu thuyết. Với quá trình trong trăm năm đổ lại đây, văn học Việt Nam chứa nhiều yếu tố hoặc nội dung nói về những biến cố lịch sử, chiến tranh, đô hộ...thứ mà thế hệ trẻ ngày nay chưa hề biết đến, cũng chẳng thể cảm nhận được. Bối cảnh trong nội dung truyện ngày trước với bây giờ cũng hoàn toàn thay đổi, gây ra một cảm giác xa lạ đối với người đọc trẻ mới tiếp cận đến văn học tiêu biểu của Việt Nam. Đồng thời với văn học trẻ, sự ảnh hưởng của các dòng văn hoá khác nhau đã khiến giọng văn của các tác giả mới đa phần bị hoà lẫn, trong câu chuyện của họ na ná có nét giống văn Tàu, đôi chỗ lại giống văn Tây, và lâu lâu thì lậm văn Nhật. Cái chất "Việt" trở nên mơ hồ hơn và thị trường hơn khi ngày càng nhiều tác giả trẻ chạy theo thị hiếu chung, cũng đã khiến "thuần Việt" bị mất đi vị thế của mình.

Đặc điểm chính của dòng văn này: cũng trở thành một nguyên nhân khiến thuần Việt khó tiếp cận được với đa số độc giả đang có thị hiếu thích nội dung và văn phong hoa mỹ, các thể loại phù hợp và khơi gợi cũng đang nằm trong một vài con số bó hẹp, không đa dạng phong phú như văn Tây.

Nhìn chung, mình vẫn cho rằng chất giọng "thuần Việt" rõ ràng không nổi bật do sự ảnh hưởng quá nhiều đến từ các dòng sách khác. Một người viết luôn bắt đầu từ một người đọc, và những tác phẩm họ thường xuyên tiếp cận cũng sẽ định hình và tác động tới giọng văn của người đó. Cũng như việc người đọc nhiều ngôn tình sẽ viết ngôn tình, người đọc nhiều trinh thám sẽ viết trinh thám - bí ẩn...vậy.

HƯỚNG ĐI NÀO CHO TRUYỆN THUẦN VIỆT?

Nói thật, mình chẳng biết. Về cơ bản hướng đi cho giọng văn hay truyện thuần Việt không nằm trong tay mình, mà nằm trong suy nghĩ; quan điểm và quyết định của những người viết trẻ. Họ có quay trở lại và nghiền ngẫm những tinh tuý văn học của nước nhà, họ có luyện tập và viết dưới sự ảnh hưởng của những cây bút thấm nhuần hồn Việt hay không, đó đều nằm trong quyết định của mỗi người viết - quyết định của BẠN.

Đọc tiếp

Bạn Cũng Sẽ Thích

6.9K 428 23
Có nhìu cặp otp của tui bao gồm Cặp 9: Orter x wirth Rayne x Finn Able x Abyss Lance x mash Và một số nhân vật phụ
28.2K 1K 10
7 năm trước: Anh bỏ lại cô ra nước ngoài, trước khi đi còn nói rằng chính mình không có ý nghĩ sẽ chờ đợi cô. 7 năm sau: Anh trỡ về với cương vị sếp...
87.4K 7.7K 50
Thể Loại : Ngôn Tình , Hài Hước couple chính : Hải × Toàn Ngày bắt đầu : 27/01/2022 Ngày kết thúc : 28/03/2022 Đọc đi rồi biết nhà m.n Mình xin ph...
47.9K 2.4K 51
***A little drama, almost love*** ***Source: Pinterest, Facebook, Google (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)