Đề 79: Người đọc có thể hỏi những gì khi tìm đến với VLB

28 1 0
                                    

Đề bài: Nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng: "Người đọc tìm đến nhà thơ không phải chỉ hỏi lí tưởng mà hỏi cách cảm xúc, cách thương, cách nhớ, cách giận, cách ghét.." Theo anh/chị, người đọc có thể hỏi những gì khi tìm đến với "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.

_

Tố Hữu đã từng quan niệm: "Thơ là chuyện đồng điệu. Nó là tiếng nói của người nào đó đến với những người nào đó có sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình". Theo đó, nhà thơ là người thai nghén nên tác phẩm nhưng người đọc mới là móc xích quan trọng quyết định đến sự sống của đứa con tinh thần ấy. Khi một tác phẩm cất tiếng khóc chào đời cũng đồng nghĩa với việc mở đầu cho sự đối thoại giữa người viết và người tiếp nhận. Bàn về vấn đề này, nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng: "Người đọc tìm đến nhà thơ không phải chỉ hỏi lí tưởng mà hỏi cách cảm xúc, cách thương, cách nhớ, cách giận, cách ghét...". Đây cũng chính là những điều mà người đọc có thể hỏi khi tìm đến với thi phẩm "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.

Thơ ca vốn là tiếng đàn muôn điệu của cuộc sống, là người thư kí trung thành của trái tim. Đến với thơ, ta đến với những giọt mật của đời được người nghệ sĩ chắt chiu, góp nhặt. Đó là cái góp nhặt tạo nên "lí tưởng" trong thơ. "Lí tưởng" ở đây có thể hiểu là những điều tốt đẹp, hoàn mĩ, trọn vẹn mà người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm. Tuy nhiên, người đọc không chỉ tìm đến cái "lí tưởng" mà còn là "hỏi cách cảm xúc, cách thương, cách nhớ, cách giận, cách ghét" hay nói cách khác là hỏi cách rung động trước cuộc đời, cách tri âm với người sáng tác. Suy cho cùng, quan niệm của nhà thơ Chế Lan Viên là hướng đến mối quan hệ giữa người đọc và nhà thơ. Đó là mối quan hệ tri âm, đồng điệu, sống cùng những trăn trở và bao luống trạng cảm xúc của người cầm bút.

Thạch Lam đã từng đối thoại rằng: "Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn". Văn chương nói chung, thơ ca nói riêng đều hướng đến cái lí tưởng, tốt đẹp, chân – thiện – mĩ cho mỗi con người. Người đọc đến với tác phẩm là tìm cái lí tưởng để suy tư, sống cùng tác giả và đến với thi phẩm "Viếng lăng Bác" là đến với cái lí tưởng của một tình yêu thương da diết dành cho vị cha già của dân tộc.

Cũng cần phải nhìn nhận rằng: thơ ca là tiếng nói trực tiếp của cảm xúc, đến với thơ là ta đến với muôn vàn tâm trạng của những trái tim đa sầu, đa cảm. Lẽ vậy mà khi bước vào thế giới của thơ ca, người đọc không chỉ tìm đến cái lí tưởng như ánh sáng soi đường của người nghệ sĩ mà đến với thơ để hoà vào những cảm xúc, học cách yêu, cách ghét, cách giận. Mỗi bài thơ đều là sự thổ lộ tiếng lòng, sự thổn thức của trái tim. Bước vào thế giới của thơ, bạn đọc sẽ biết cách khởi phát những cảm xúc của người nghệ sĩ và bạn cũng khởi phát cảm xúc từ những rung động đối với vần thơ. Ví như mở đầu bài thơ "Viếng lăng Bác", Viễn Phương viết:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Apr 29 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Làm văn lớp 9Where stories live. Discover now