Đề 43: Chất thơ trong Lặng lẽ Sa Pa

22 0 0
                                    

Nhà văn Phạm Thị Hoài cho rằng: "Những truyện ngắn hay - theo cảm nhận của tôi thường gắn với thơ (...). Truyện ngắn dường như là đứa con tất yếu của người mẹ thơ và người cha văn xuôi. Nó là thơ viết bằng văn xuôi, bề ngoài mang tình cha mà bên trong mang tình mẹ". Quả đúng vậy, một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn chính là chất thơ. Chất thơ càng có vị trí quan trọng hơn trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa". Nhà văn Nguyễn Thành Long, với "khả năng cảm nhận và truyền đạt chất thơ đậm đà tản mát quanh ta" đã đưa người đọc bước vào một thế giới quyện hoà đầy chất thơ.

Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí. Truyện ngắn của ông thường nhẹ nhàng, trong sáng giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người lao động mới trên đất Bắc trong những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỉ XX. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" được sáng tác năm 1970 sau chuyến đi thực tế Lào Cai, in trong tập " Giữa trong xanh" là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách ấy. Ở đó, ta bắt gặp một thế giới đầy chất thơ. Chất thơ là sự ngợi ca của tất cả những gì đẹp đẽ, nên thơ. Nó thấm đẫm xúc cảm trong hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật, nó thường có xu hướng lí tưởng, lãng mạn hoá đối tượng. Trong "Lặng lẽ Sa Pa", đối tượng đó là thiên nhiên Sa Pa, là chuyến xe và những con người đẹp đẽ, là nghệ thuật xây dựng tình huống, cách kể chuyện, cách xây dựng nhân vật của nhà văn.

Trước hết, chất thơ được toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa. Để minh chứng cho cái thi vị của xứ sở này, nhà văn đã miêu tả dọc theo cuộc hành trình một Sa Pa gần gũi, bình dị mà đặc trưng: "Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường". Tiếp đến là một Sa Pa của nắng "Cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp đẽ một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây", những cây thông rung rít trong nắng sớm, "mây bị rơi xuống đường cái, luồn cả vào gần xe". Mây như những nàng tiên nghịch ngợm đùa giỡn với hành khách khiến họ có cảm giác thật lạ: "Ai cũng biết rồi ra không phải là như thế nhưng ai cũng lo xe chạy mất những cụm mây đẹp quá hoặc chúng làm kẹt xe". Thiên nhiên Sa Pa còn được gợi lên qua hình ảnh mây trắng từ thung lũng bay lên như những chiếc quạt lớn. Chỉ một vài chi tiết, một vài hình ảnh, nghệ thuật nhân hoá miêu tả tài hoa của tác giả thiên nhiên núi rừng miền Tây như hiện hữu sống động trước mắt người đọc. Đó là một thiên nhiên lung linh sắc màu, hùng vĩ, thơ mộng, trong trẻo, yên bình. Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa khiến cho những trang viết của Thành Long giàu chất thơ, dễ đi vào lòng người.

Chất thơ trong "Lặng lẽ Sa Pa" còn hiện lên qua vẻ đẹp của những con người nơi đây. Nhân vật trung tâm của câu chuyện là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao Yên Sơn cao 2600m, anh như một vẻ đẹp bị lãng quên và chuyến xe là cuộc hành trình khám phá con người anh, thế giới nội tâm tinh tế, say mê lí tưởng mà anh sở hữu. Dưới con mắt của người khác hoàn cảnh, anh là "người cô độc nhất thế gian". Điều này chỉ đúng với suy nghĩ của anh bốn năm về trước. Anh thấy mình như một ngôi sao lẻ loi, cô độc "mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cỏ cây và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá". Anh từng "thèm người" đến mức chặt những khúc gỗ chắn ngang đường để có dịp gặp gỡ trò chuyện với những người khách qua đường. Việc làm của anh thật mộc mạc, giản dị nhưng đáng yêu, đáng quý biết nhường nào. Sống trong hoàn cảnh cô đơn, người ta thường bi quan, chán nản, bỏ bê công việc thế nhưng anh thanh niên không một lần sai sót, không một lần chậm trễ, anh đã hoàn thành tốt công việc của mình và có những đóng góp quan trọng cho đất nước. Vậy điều gì đã giúp anh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình như thế?

Làm văn lớp 9Unde poveștirile trăiesc. Descoperă acum