Đề 42: Tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

26 0 0
                                    

Nguyễn Quang Sáng quê ở tỉnh An Giang là nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Hầu hết các sáng tác của ông đều viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình. Trong đó có một vấn đề mà ông viết rất thành công chính là tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng. Tình cảm đó được thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà". Đây là một câu chuyện vô cùng cảm động về tình cảm của hai cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh.

"Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn khá dài được viết theo cách truyện lồng trong truyện, mà phần chính là câu chuyện của bác Ba kể về hai cha con ông Sáu. Truyện ngắn đã khẳng định một chân lý vĩnh hằng: Tình cảm gia đình, tình phụ tử là vô cùng thiêng liêng, cao đẹp, sâu nặng, nó vượt lên mọi khó khăn thậm chí trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, hiểm nguy. Đọc truyện ngắn mỗi chúng ta đều thương cảm cho hoàn cảnh của hai cha con ông Sáu. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến đã lâu khi con gái ông chưa đầy 1 tuổi, đến khi con bé lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Suốt 8 năm ở chiến khu Nam Bộ, giữa hoàn cảnh khó khăn, hiểm nguy, người cha ấy luôn cháy lên khát vọng được gặp con, được ôm con vào lòng. Thế rồi hy vọng ngày gặp con đã đến, ông Sáu cùng một người bạn được về thăm nhà ba ngày trước khi lên đường nhận nhiệm vụ mới, nhưng éo le thay bé Thu - con ông đã không nhận ra cha. Diễn biến tâm lý tình cảm của bé thu được bộc lộ một cách tự nhiên và vô cùng sâu sắc.

Buổi sáng hôm đó khi đang chơi nhà chòi cùng các bạn dưới bóng cây xoài, bé Thu bỗng nghe tiếng gọi của ông Sáu, con bé giật mình tròn mắt nhìn, nó ngơ ngác sợ hãi rồi bỏ chạy kêu thét gọi má. Tại sao được gặp ba, nghe ba gọi, ba bày tỏ tình cảm mà bé Thu lại hoảng sợ như vậy. Điều này nói lên sự tàn khốc của cuộc chiến tranh, của bom đạn Mỹ. Chiến tranh bom đạn mỹ của kẻ thù làm ông Sáu bị thương trên mặt. Có vết thẹo dài khiến ông không giống với người chụp trong bức hình cũ. Chiến tranh éo le với những tình huống bất ngờ mà người lớn cũng chưa kịp chuẩn bị tâm lý để Thu đón ba.

Trong 3 ngày nghỉ phép mặc cho ông Sáu có gắn gần gũi vỗ về nhưng con bé càng đẩy ra xa. Thái độ của nó ương ngạnh bướng bỉnh thậm chí đến mức hỗn xược. Thu nhất quyết không chịu gọi một tiếng "ba", ngay cả khi bị đẩy vào tình thế bế tắc khó xử thì nó lại nói trổng: "vô ăn cơm", "cơm chín rồi", "chắt nước dùm cái", rồi còn gọi ông Sáu là "người ta". Sự ương ngạnh bướng bỉnh của bé Thu mỗi lúc một cao, phản ứng của con bé ngày càng quyết liệt từ lời nói chuyện sang hành động. Em từ chối mọi sự quan tâm, vỗ về của ông Sáu. Nó hất tung cái trứng cá mà ông Sáu gắp cho làm cơm văng tung tóe cả mâm. Dù bị đánh, bị mắng nhưng bé Thu không khóc mà đã lẳng lặng đứng dậy bỏ ra ngoài, chèo xuồng sang bên ngoại. Nó còn cố ý khua dây lòi tói kêu rổn rảng. Con bé thật đáo để. Diễn biến tâm lý và hành động của bé Thu đã được nhà văn Nguyễn Quang Sáng miêu tả thật tự nhiên, phù hợp với tâm lý của trẻ thơ. Một cô bé có cá tính mạnh mẽ, ương ngạnh, bướng bỉnh. Nhưng sự ương ngạnh, bướng bỉnh của em là không đáng trách mà nó xuất phát từ tình yêu cha sâu sắc mãnh liệt. Thu dành trọn tình cảm của mình cho một người cha duy nhất, đích thực, người cha trẻ đẹp đang làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Trong em còn có cả một niềm tự hào kiêu hãnh về cha.

Làm văn lớp 9Where stories live. Discover now