💌LHMR-Nói với con

81 2 0
                                    

NÓI VỚI CON VÀ NHỮNG TÁC PHẨM LIÊN HỆ 

I. TÌNH CẢM GIA ĐÌNH, TÌNH CHA CON

- Tác phẩm "Chiếc lược ngà"- Nguyễn Quang Sáng

Trong tác phẩm "Chiếc lược ngà", tình phụ tử được thể hiện qua tình cảm cha con thắm thiết, trọn vẹn của ông Sáu và bé Thu-hai nhân vật chính của truyện. Ông Sáu xa vợ con gia đình vào chiến khu kháng chiến, ngày rời đi ông chào tạm biệt đứa con gái vừa tròn một tuổi. Những lần được vợ lên thăm, ông luôn mong vợ cho bé đi cùng, nỗi nhớ con da diết nhưng không thể nào làm gì được nơi chiến trường xa xôi. Qua tấm hình cũ kĩ về bé Thu, ông trân trọng và xem nó như báu vật của mình. Tấm ảnh như báu vật vô giá giúp ông xua tan đi nỗi nhớ con da diết. Bé Thu chính là cả một bầu trời yêu thương mà ông có được, là món quà tuyệt diệu minh chứng cho tình yêu đẹp của vợ chồng ông. Và có lẽ bé Thu một đứa trẻ thơ từ nhỏ đã xa cha, chắc hẳn cũng khao khát thật nhiều ngày thấy bóng hình cha, khao khát lắm vòng tay yêu thương, sự chở che, cái ôm áp của ba mình, nhưng hoàn cảnh chiến tranh ác liệt khiến cho em cơ hội gặp ba cũng không có, em chỉ hình dung được ba mình qua tấm ảnh xưa kia. Thế rồi sóng gió lại ập đến khiến cha con bé Thu chẳng thể nhận nhau.... (các em đọc kĩ tác phẩm hơn để hiểu rõ nhé)
Nếu như "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng được viết trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì "Nói với con" của Y Phương lại được viết trong thời bình. Nếu như Nguyễn Quang Sáng dùng tình cảnh cha con lâu ngày xa cách để mở ra câu chuyện tình cảm gia đình giữa anh Sáu và bé Thu thì Y Phương lại dùng những lời nói của cha để truyền đạt lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nhắc nhở con biết tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tình yêu người cha dành cho con được thể hiện qua lời tâm sự, nhắc nhở về cội nguồn sinh dưỡng để con thấy được sự đầm ấm của gia đình và sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.


- Truyện ngắn "Hiu hiu gió bấc"- Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nữ đầy tài năng. Nguyễn Ngọc Tư có cách xây dựng nhân vật rất riêng và độc đáo. Một trong nhưng mô típ nhân vật quen thuộc thường xuất hiện trong truyện ngắn của nữ nhà văn Đất Mũi là hình tượng người cha. Nhân vật cha của anh Hết đã một mình nuôi Hết trưởng thành, dạy anh Hết biết sống nghĩa tình "Anh Hết lớn lên, yêu hết thảy từng con người, từng tấc đất ở cái xóm Giồng Mới. Cái xóm nhỏ ngoại ô biết bao thương nhớ. . . ". Mặc dù, "mồ côi má từ lúc mới lọt lòng" nhưng anh Hết vẫn được sống trong tình yêu thương, dạy dỗ của người cha "Thấy anh ngồi đánh cờ ở đâu, giữa đường cũng vậy, ông vác cây đánh ngay đó. Vừa đánh vừa kêu nhịp nhàng "Xe nè! Chốt! Pháo nè! Bụp! Chiếu hả, thằng ma cà bông, tao chiếu cho mày mấy đường". Ông chửi nhưng giọng "nghèn nghẹn", trong lòng ông cũng đau nhói lắm. Trong sâu xa, ông biết thằng Hết mê cờ là vì đau khổ khi người con gái mình yêu đi lấy chồng. Nhìn con mình yêu đương khổ sở, ông cũng đau đớn, tủi buồn "Tối về, ông bắt nó nằm cho ông xoa dầu, hỏi bày đặt yêu đương chi cho khổ vậy con ơi"
Tác phẩm "Lão Hạc"- Nam Cao
Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên (một người cha trong xã hội cũ- xã hội thực dân nửa phong kiến) Nam Cao đã cho ta thấy Lão Hạc yêu con sâu sắc đến nhường nào. Lão luôn day dứt vì mình không phải với con. Lão thương con đến đứt ruột nhưng lại bất lực để con phải đi phu để rồi cả cuộc đời lão là sự khổ đau, lo lắng, dằn vặt. Khi đói khát ăn củ chuối, rau dại mà không dám bán vườn vì con. Sự lo lắng của người cha từng trải lo cho tương lai của con "Ai lại bán vườn đi, bán đi con về ở đâu?" Bao câu hỏi khi trò chuyện với ông giáo về sự dằn vặt ấy. Đôi mắt lão rưng rưng lệ, ngậm ngùi trong tiếng nấc để rồi bất lực, cam chịu. Yêu con vô bờ bến, lão Hạc quyết tâm giữ mảnh vườn, ngôi nhà của mình cho con để rồi trông ngóng đứa con nơi phương xa. Để lấp đầy khoảng trống của nỗi nhớ con, lão Hạc đã dành cả tình yêu thương cho con chó được gọi là "cậu Vàng" (con chó mà lúc ở nhà, con lão đem về). Lão trò chuyện với nó thay với con cho đến lúc không thể nuôi được nó, lão phải bán đi để rồi khóc tủi nhục mà dẫn đến cái chết.

Làm văn lớp 9Where stories live. Discover now